Tìm hiểu văn bản: Mưa – Trần Đăng Khoa

I. Những nét chính về tác giả – tác phẩm

1. Tác giả

– Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

– Từ nhỏ, ông đã được nhiều nhận xét là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Khi mới 10 tuổi, ông đã có tập thơ đầu tiên được xuất bản.

– Hiện nay ông là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh:  Bài thơ được sáng tác năm 1967 và in trong tập “Góc sân và khoảng trời”.

b. Thể thơ: Thể thơ tự do, các câu thơ ngắn.

c. Bố cục: Gồm 3 phần

– Phần 1: (Từ đấu đến “nhảy múa”): Cảnh sắp mưa.

– Phần 2: (Tiếp theo đến “hả hê”): Cảnh trong mưa.

– Phần 3: (Còn lại): Hình ảnh con người trong mưa.

II. Trọng tâm kiến thức

1. Khung cảnh thiên nhiên trước cơn mưa

– Các con vật: Con mối bay ra, mối trẻ bay cao, mối già bay thấp; gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp; kiến hành quân đầy đường;

– Cây cối: cây mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, hàng bưởi bế con đu đưa, ngọn mùng tơi thì nhảy múa;

– Bầu trời: mặc áo giáp đen ra trận, chớp rạch ngang trời, sấm cười khanh khách;

=> Tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa để diễn tả khung cảnh thiên nhiên trước cơn mưa chính xác, cụ thể và thật sinh động dưới cảm nhận vô vùng tinh tế của con mắt trẻ thơ.

2. Khung cảnh thiên nhiên trong cơn mưa

– Âm thanh: lộp bộp, lộp bộp, ù ù như xay lúa

– Đất trời: mù trắng nước, sủi bọt

– Cóc: nhảy chồm

– Chó: sủa

– Cây lá hả hê

⇒ Cảnh vật lúc mưa được miêu tả sinh động

3. Hình ảnh con người trong cơn mưa

– Trên nền của bức tranh thiên nhiên sinh động đó, hình của người cha xuất hiện với hoạt động đi cày về “đội sấm, đội chớp…”

=> Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi miêu tả hình ảnh, hoạt động của con người.

=> Con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ vừa mang tính chất cụ thể, khái quát biểu tượng vừa ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua, chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên với tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể so sánh với thiên nhiên vũ trụ. Đồng thời toát lên những tình cảm kính yêu, trân trọng, tự hào của đứa con về người cha của mình. Gợi ấn tượng đẹp, khỏe của người nông dân lao động Việt Nam thời đánh Mĩ.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chãi của con người. Từ đó hiện lên tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quý của mình.

2. Nghệ thuật

– Sử dụng thơ tự do, câu ngắn, nhịp nhanh

– Quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo.

– Sử dụng các phép nhân hóa.

– Khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang ý nghĩa biểu trưng.

XEM THÊM

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
75SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

NỔI BẬT

- Advertisement -spot_img
error: Content is protected !!