Tìm hiểu văn bản: Ra-ma buộc tội

I. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh ra đời

a) Sử thi Ra-ma-ya-na

– Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III TCN được viết bằng văn vần, tiếng Phạn được bổ sung, trau chuốt bởi nhiều thế hệ đạo sĩ và đạt đến hình thức hoàn thiện cuối cùng nhờ đạo sĩ Van-mi-ki (Van-mi-ki sống ở thế kỉ III TCN, được nhân dân Ấn Độ xem là nhà thơ đầu tiên của dân tộc mình. Thuộc đẳng cấp Bàlamôn, bị cha mẹ ruồng bỏ phải trốn vào rừng sâu làm thảo khấu. Sau được Na -ra-đa dạy bảo mà trở thành đạo sĩ)

– Ra-ma-ya-na là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ, có ảnh hưởng lâu bền, sâu rộng trong văn học, văn hóa không những của dân tộc Ấn mà còn của nhiều nước Đông Nam Á.

– Sử thi Ra-ma-ya-na gồm 24.000 câu thơ đôi, chia thành 24 khúc ca lớn kể về những kì tích của Ra-ma, hoàng tử trưởng của nhà vua Đa-xa-ra-tha.

b) Đoạn trích

Đoạn trích thuộc chương 79, khúc ca thứ 6 của sử thi Ra-ma-ya-na

2. Bố cục (hai phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu”): Cuộc gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi-ta, diễn biến tâm trạng của Ra-ma

– Phần 2 (còn lại): Diễn biến tâm trạng của Xi-ta

3. Tóm tắt

Vua Đa-xa-ra-tha có bốn người con trai do ba bà vợ sinh ra. Ra-ma là con cả, hơn hẳn các em về tài đức. Vua cha có ý định nhường ngôi cho chàng nhưng vì lời hứa với bà vợ thứ Ka-kê-i xinh đẹp nên đã đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi lại cho Bha-ra-ta, con của Ka-kê-i. Ra-ma cùng vợ là Xi-ta và em trai Lắc-ma-na vào rừng sống ẩn dật. Quỷ vương Ra-va-na lập mưu cướp Xi-ta đem về làm vợ. Mặc quỷ vương dụ dỗ và ép buộc, Xi-ta vẫn kịch liệt chống cự. Được tướng khỉ Ha-nu-man giúp đỡ, Ra-ma đã cứu được Xi-ta. Nhưng sau đó, Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta và không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để chứng tỏ lòng chung thuỷ của mình, Xi-ta đã nhảy vào lửa. Thần lửa biết Xi-ta trong sạch nên đã cứu nàng. Ra-ma và Xi-ta trở về kinh đô.

II. Trọng tâm kiến thức

1. Hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-ta

– Nơi gặp gỡ: không gian cộng đồng, trước sự chứng kiến của rất nhiều người.

– Ra-ma trong tư cách kép với những ràng buộc kép: Ra-ma vừa là một vị vua, một anh hùng trọng danh dự đồng thời là một người chồng hết mực yêu thương và xót xa cho vợ của mình.

– Vị trí của Xi-ta: vừa là một người vợ xót xa, đau khổ, xấu hổ vừa là một con người đau đớn vì mất đi danh dự của mình.

=> Hoàn cảnh tái hợp rất đặc biệt, đặt các nhân vật vào tình huống đầy thử thách để thể hiện vai trò của mình trước mọi người.

2. Lời buộc tội của Ra-ma

– Trước khi Xi-ta bước lên dàn hỏa thiêu:

+ Rama đã gọi Xita là”phu nhân cao quý”, đây ko phải là cách gọi hạ thấp nhưng lại bộc lộ xa lạ, lạnh lùng, quan cách và đầy trịnh trọng, dường như không một chút thân mật

+ Thái độ ghen tuông, nghi ngờ Xi-ta (ngôn từ lạnh lùng, giọng điệu đay nghiến, ghen tuông, xua đuổi Xi-ta, buông những lời xúc phạm tầm thường..)

– Khi Xi-ta lên dàn hỏa thiêu: Không nói lời nào, mắt dán xuống đất và đau khổ vô biên khi Xita ta bước lên giàn hỏa thiêu, nhưng kiên quyết hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự của một anh hùng, một đức vua gương mẫu

=> Đứng trên tư cách kép (con người xã hội và con người cá nhân), đứng giữa tình yêu và danh dự, Ra-ma đã lựa chọn danh dự để làm tròn nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm của một đức vua. Qua đó, ca ngợi phẩm chất anh hùng lí tưởng của Ra-ma.

3. Lời đáp và hành động của Xi-ta

– Trước những lời buộc tội của Ra-ma:

+ Nàng ngạc nhiên đến sững sờ: “mở tròn đôi mắt đẫm lệ”

+ Nỗi đau tăng dần: “đau đớn đến nghẹt thở như một dây leo bị vòi voi quật nát”, “nàng muốn chôn vùi hình hài, thân xác của mình…”, “mỗi lời nói của Ra-ma như xuyên vào tái tim nàng một mũi tên”, “nước mắt nàng đổ xuống như suối”, “giọng nói nghẹn ngào, nức nở”…

– Lời đối đáp của Xi-ta:

+ Nàng đổ lỗi cho số phận, bênh vực mình

+ Xi-ta khẳng định: “Nhưng cái gì nằm trong sự kiểm soát của thiếp tức trái tim thiếp đây là thuộc về chàng”

=> Nàng khẳng định trái tim và tình yêu của nàng vẫn một mực thủy chung, dành trọn cho Ra-ma

+ Nàng trách móc Ra-ma:

• “Chàng chẳng cần mạo hiểm để có thể nguy hại đến thân mình và những người bạn hữu của chàng đã không phải chịu những phiền muộn, đau khổ”

• “Như một người thấp hèn bị cơn dày vò, người đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường”

• “Vì không thể suy xét cho đúng đắn, chàng đã không hiểu được bản chất của thiếp. Chàng không nghĩ đến vì sao hồi còn thanh niên chàng đã cướp thiếp.”

=> Nàng không chỉ trách móc mà còn phê phán Ra-ma. Qua đó cho thấy, Xi-ta không phải là người dễ dàng chấp nhận những phũ phàng, ngang trái. Xi-ta là người phụ nữ mạnh mẽ, cương quyết và chung thủy trong tình yêu.

– Hành động nhảy vào chảo lửa của Xi-ta:

+ Xi-ta nói với Lắc-ma-na chuẩn bị một dàn hỏa thiêu

+ Xi-ta đi quanh Ra-ma, cúi lậy chư thần, đấng Bra-ma, cầu xin sự chứng giám của thần Lửa A-nhi

+ Xi-ta lượn quanh dàn thiêu rồi dũng cảm bước vào chảo lửa.

+ Thái độ của mọi người: ai nấy, già cũng như trẻ , đau lòng đứt ruột.

+ Xi-ta không chết vì nàng nhận được sự che chở của thần lửa và đó cũng chính là sự chứng minh cho đức hạnh và tấm lòng thủy chung của Xi-ta.

=> Xi-ta là hình tượng người phụ nữ Ấn Độ cổ đại hoàn thiện, đáng được ngưỡng mộ – trong sáng, thủy chung, chân thực.

III. Tổng kết

1. Nội dung

    Đoạn trích cho chúng ta thấy được quan niệm của người ấn Độ cổ đại về người anh hùng, về đường quân vương mẫu mực và về người phụ nữ lí tưởng trong xã hội.

2. Nghệ thuật

– Ngôn ngữ: trang trọng, phong phú, biểu cảm.

– Xây dựng nhân vật lí tưởng với tâm lí, tính cách, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ

– Xây dựng tình huống đầy mâu thuẫn, kịch tính

– Giàu yếu tố sử thi

XEM THÊM

Dàn ý: Kể lại kỷ niệm ngày khai trường đáng nhớ của em

Đề bài: Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào lớp Một để lại dấu ấn sâu...

Tìm hiểu văn bản: Ra-ma buộc tội

I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời a) Sử thi Ra-ma-ya-na - Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III TCN được viết bằng văn vần, tiếng...

Tìm hiểu chi tiết văn bản: Chí Phèo – Nam Cao

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nam Cao (1917 – 1951) tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân...

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
74SubscribersSubscribe
- Advertisement -

NỔI BẬT

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều

Dàn ý chi tiết A. Mở bài Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là...

Tìm hiểu văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ...

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí – Chính Hữu

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí - Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham...

Dàn ý chi tiết: Nghị luận về lòng nhân ái của con người

a) Mở bài - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con...

Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Quê ở huyện Trường Tân , nay là huyện Thanh...
- Advertisement -
error: Content is protected !!