Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều

Dàn ý chi tiết

A. Mở bài

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là tập đại thành của ông kết tinh những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đọc các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”,“Mã Giám Sinh mua Kiều”, ta thấy tác giả đã xót thương cho số phận bất hạnh của Thúy Kiều nhưng đó cũng đồng thời là nỗi xót thương cho số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

B. Thân bài

* Giá trị hiện thực

– Truyện Kiều là bức tranh hiện thực sinh động về một xã hội bất công, tàn bạo. Nơi mà các tầng lớp thống trị và các thế lực hắc ám sẵn sàng chà đạp lên quyền sống của con người.

+ Đó là một xã hội đảo điên, nơi mà đồng tiền lên ngôi và có giá trị vạn năng. Trong tác phẩm, đã 17 lần Nguyễn Du tập trung để nói về sự hung hiểm, hai mặt của đồng tiền, trong đó có thể kể đến câu: “Trong tay đã có đồng tiền/ Giàu lòng đổi trắng thay đen khó gì?”…

+ Đó là một xã hội đầy rẫy nhưng kẻ lưu manh, côn đồ, đội lốt người để ức hiếp, bóc lột, chà đạp không thương tiếc lên nhân phẩm của những người hiền lành, lương thiện: Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến, Hoạn Thư, Ưng Khuyển,…

+ Đó là xã hội mà bọn quan lại ngang ngược, tham lam, lật lọng, là nguồn gốc cho mọi sự xấu xa, bất công, bỉ ổi: Tổng đốc Đại thần Hồ Tôn Hiến, đại diện cho triều đình, nhưng lại hèn hạ, phản trắc, lừa giết một người đã quy hàng (Từ Hải).

+ Đó là một xã hội không có công lí, pháp luật hay sự công bằng. Nó dễ dàng bị đồng tiền mua chuộc, dễ dàng đổi trắng thay đen và tiếp tay cho mọi sự xấu xa hoành hành: Gia đình Kiều bị đổ oan, bị bắt bớ, tra tấn nhưng công lí chỉ xuất hiện khi “Có ba trăm lạng việc này mới xong”.

– “Truyện Kiều” còn là bức tranh hiện thực về số phận những con người bị chà đạp, áp bức, đau khổ, đặc biệt là bi kịch của người phụ nữ thông qua nhân vật Thúy Kiều.

+ Bị tước đoạt những quyền cơ bản nhất của con người: Quyền được yêu, quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc gia đình.

+ Nhân phẩm bị chà đạp một cách thô bạo và tàn nhẫn: Kiều bị coi như một món hàng, có thể mua đi bán lại và bị đánh đập tàn nhẫn: “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” là sự tổng kết đau đớn về cuộc đời Kiều sau 15 năm đoạn trường.

* Giá trị nhân đạo

Đây là giá trị cơ bản của tác phẩm, được thể hiện trên các phương diện sau:

=> “Truyện Kiều” là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người.

+ “Truyện Kiều” thể hiện ước mơ đẹp đẽ về một tình yêu tự do, hồn nhiên, trong sáng, thủy chung trong một xã hội mà quan niệm về tình yêu và hạnh phúc gia đình còn khắc nghiệt: Kim Trọng và Thúy Kiều đã dám bước qua bức tường phong kiến kiên cố để tiến đến một tình yêu tự do: họ gặp gỡ và chủ động thề nguyền, đính ước.

+ “Truyện Kiều” thể hiện khát vọng về một xã hội công bằng, dân chủ, tự do không còn bất công, tù túng, ngột ngạt: Người anh hùng Từ Hải chính là đại diện cho khát vọng tự do, công lí đã dám đứng lên để chống lại cả một xã hội cũ kỹ, thối nát, tàn bạo.

+ “Truyện Kiều” ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người: Vẻ đẹp của tài sắc, trí thông minh, sự chung thủy, lòng hiếu thảo, đức vị tha… mà Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó.

=> “Truyện Kiều” là tiếng nói xót thương, cảm thông với nỗi đau khổ của con người mà đặc biệt là người phụ nữ: Trước hết là ông dành cho Thúy Kiều bằng cái lòng cảm thương sâu sắc nhất; sau đó là ông dành cho tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến niềm cảm thương lớn lao: “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

– “Truyện Kiều” là tiếng nói tố cáo, lên án chế độ phong kiến, các thế lực xấu xa, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.

=> “Truyện Kiều” đã truyền tải được những tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tiến bộ và giàu tính chiến đấu để xứng đáng trở thành kiệt tác ngàn đời.

c. Kết bài

Với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã cất lên tiếng nói cảm thông, xót xa cho thân phận người phụ nữ, tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp của con người và tiếng nói lên án tố cáo xã hội xấu xa tàn bạo, toàn lừa lọc xảo trá mà các đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều là những điển hình cho tư tưởng nhân đạo của tác giả. Qua đó chúng ta cũng thấy được trái tim nhân đạo bao la của tác giả. Nguyễn Du và “Truyện  Kiều” sẽ trường tồn mãi với thời gian.

XEM THÊM

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
75SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

NỔI BẬT

- Advertisement -spot_img
đăng ký w88, w88, nhà cái uy tín, đăng ký 8xbet, w88 chuẩn nhất, trang cá độ bóng đá, fb88, 8xbet, link vào fun88, lô đề trên mạng, đánh đề trên mạng
error: Content is protected !!