Soạn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

Câu 1/ Trang 133/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?

Trả lời

– Bài thơ có nhan đề khá dài, khá đặc biệt: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Nhan đề bài thơ thoạt nghe sẽ thấy như có chỗ thừa: thừa hai chữ “bài thơ”. Nhưng chính chỗ thừa ấy đã tạo sức hút cho người đọc ở vẻ khác lạ và độc đáo ở sức gợi: gợi chất thơ của cuộc sống nơi chiến trường.

– Hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính, đã được sự độc đáo riêng cho bài thơ là bởi:

+ Xưa nay, xe cộ rất ít khi đi vào thơ ca, mà nếu có chăng thì cũng được “thi vị hóa” hoặc “lãng mạn hóa” và mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Nhưng những chiếc xe không kính được Phạm Tiến Duật đưa vào thơ lại thực đến mức trần trụi.

+ Những chiếc xe vận tải quân sự mang trên mình đầy những thương tích của chiến tranh. Nó chính là một bằng chứng cho sự tàn phá khủng khiếp của một thời đã đi qua.

Câu 2/ Trang 133/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ (chú ý: tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội, ý chí chiến đấu vì miền Nam).

Trả lời

* Tư thế ung dung, hiên ngang, luôn sẵn sàng ra trận:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

+ Thủ pháp đảo ngữ, đưa từ “ung dung” đứng đầu câu gợi sự bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ của người lính.

+ Thủ pháp liệt kê: “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” đã cho thấy tư thế vững vàng, bình thản, dũng cảm của những người lính lái xe. Họ nhìn thẳng vào bom đạn của kẻ thù, nhìn thẳng vào con đường đang bị bắn phá để lái xe vượt qua.

– Tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe ra trận được khắc họa thêm đậm nét qua những hình ảnh hòa nhập vào thiên nhiên:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

………..

Như sa, như ùa vào buồng lái.”

+ Hình ảnh nhân hóa chuyển đổi cảm giác “vào xoa mắt đắng”, thể hiện tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn của người lính lái xe.

+ Đặc biệt, hình ảnh so sánhnhư sa, như ùa vào buồng lái” đã diễn tả thật tài tình về tốc độ phi thường của tiểu đội xe không kính khi ra trận. Cả một bầu trời đêm như ùa vào buồng lái.

* Tinh thần dũng cảm, bất chấp gian khổ, coi thường hiểm nguy của người lính

* Tình đồng chí, đồng đội cao đẹp của người lính lái xe

* Ý chí chiến đầu vì miền Nam phía trước

Tham khảo chi tiết: Tìm hiểu văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

Câu 3/ Trang 133/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này. Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn.

Trả lời

– Nhịp thơ dồn dập, giọng thơ mạnh mẽ đã thể hiện tinh thần dũng cảm, bấp chấp khó khăn, không ngừng tiến bước của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh tàn bạo nào của giặc Mĩ có thể ngăn cản nổi.

– Ngôn ngữ giản dị như lời nói thường ngày, giọng điệu thì thản nhiên, hóm hỉnhlàm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính, cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ, hiểm nguy của cuộc chiến đấu.

Câu 4/ Trang 133/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí.

Trả lời

– Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ là những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp. Đồng thời những người chiến sĩ ấy còn là những con người trẻ trung tinh nghịch, hóm hỉnh, yêu đời, dù đứng trước nhiều hiểm nguy, khó khăn. Họ đã để lại cho chúng ta ấn tượng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.

– So sánh với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí, ta thấy họ đều toát lên vẻ đẹp của những người lính. Khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng ra trận chiến đấu. Ở họ là lòng dũng cảm, gạn dạ, tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng chí đồng đội gắn bó.

– Điểm khác nhau là trong bài thơ Tiểu đội xe không kính, ta thấy được sự vui tươi, hóm hỉnh, sôi nổi của những người lính trẻ. Một tinh thần lạc quan cách mạng của người lính thời đại kháng chiến chống Mĩ.

XEM THÊM

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
75SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

NỔI BẬT

- Advertisement -spot_img
đăng ký w88, w88, nhà cái uy tín, đăng ký 8xbet, w88 chuẩn nhất, trang cá độ bóng đá, fb88, 8xbet, link vào fun88, lô đề trên mạng, đánh đề trên mạng
error: Content is protected !!