Nghị luận văn học: Nghị luận về một nhân vật

1. Khái niệm

Nghị luận về một nhân vật là làm rõ những đặc điểm bên trong (phẩm chất, tính cách, nội tâm,…) và đặc điểm bên ngoài (hoàn cảnh, ngoại hình, cử chỉ – hành động, mối quan hệ…) nhằm thấy được dụng ý nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả.

2. Đặc điểm

– Phân tích một khía cảnh của nhân vật.

* Ví dụ: Phân tích vai trò của nhân vật ông họa sĩ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

– Phân tích nhân vật để chứng minh cho một nhận định.

* Ví dụ: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân để làm rõ cho nhận định: “Ông người nông dân này, tình yêu làng tha tha thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến”.

3. Dàn ý chung

* Mở bài

– Giới thiệu ngắn gọn những nét chính về tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu về nhân vật và khía cạnh cần nghị luận.

* Thân bài

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.

– Vị trí của nhân vật trong tác phẩm.

– Phân tích đặc điểm của nhân vật: ngoại hình, tính cách, nội tâm,…

– Đặc sắc nghệ thuật trong xây dựng nhân vật.

* Kết bài: Khẳng định giá trị của nhân vật trong tác phẩm.

4. Đề minh họa

Đề 1. Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Gợi ý dàn bài

Mở bài – Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, nhân vật.
Thân bài * Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên:

+ Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn, quanh năm cô đơn, vắng vẻ. Cuộc sống có phần đơn điệu, giản đơn là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn thích những nơi sôi động, náo nhiệt. Chính vì thế, lúc nào anh cũng thèm người.

+ Công việc: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, … trong những khung giờ khắc nghiệt. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì, tinh thần trách nhiệm cao.

+ Anh phải làm việc trong điều kiện thời tiết gian khổ. Đặc biệt, những hôm trời gió bão, những cơn gió mạnh như quét đi tất cả. Nằm trong giường, nghe tiếng đồng hồ báo thức, chỉ muốn tắt đi.

* Phẩm chất đẹp của anh thanh niên:

– Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm với công việc:

+ Anh luôn tự giác hoàn thành tốt công việc của mình. Anh ghi và báo vào số liệu về trạm rất đúng giờ.

+ Anh nghĩ: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.

+ Anh tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong công việc: Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.

+ Anh sẵn sàng hy sinh cuộc sống nhộn nhịp của tuổi trẻ để trở thành người cô độc nhất thế gian, sống và làm việc có ích cho đời.

Anh tạo cuộc sống nề nếp, văn minh.

+ Anh sắp xếp căn phòng một cách ngăn nắp: một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, … Cuộc sống riêng của anh thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách

+ Anh tự tạo niềm vui cho mình bằng cách trồng hoa, nuôi gà, đọc sách. Dù ở một mình nhưng cuộc sống của anh vẫn phong phú cả về vật chất lẫn tinh thần. Sống cô độc, nhưng ngược lại, anh lại rất vui vẻ, yêu đời.

Anh chân thành, cởi mở và rất hiếu khách:

+ Mới gặp ông họa sĩ và cô kĩ sư, anh thanh niên đã đon đả mời họ lên nhà chơi. Anh còn lên nhà sớm để hái hoa tặng cô gái, pha trà để mời ông họa sĩ. Anh vui mừng chào đón họ: Cô là cô gái đầu tiên từ Hà Nội lên thăm tôi suốt bốn năm qua. Những lời nói chân thành của anh tạo cho các vị khách cảm giác hào hứng, hạnh phúc vì mình được chào đón nồng nhiệt. Anh còn rất thích nghe các vị khách kể chuyện ở dưới xuôi.

+ Anh trò chuyện rất cởi mở với các vị khách, đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ, …

+ Anh tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe.

+ Khi ra về, anh còn tặng họ làn trứng để ăn dọc đường.

Thật thà, khiêm tốn:

+ Không dám nhận những lời khen của ông họa sĩ. Khi ông muốn vẽ anh, anh giới thiệu người khác.

+ Khi phát hiện ra đám mây khô, giúp nhân dân đánh tan máy bay giặc, anh không công nhận đó là thành tích đáng nể. Anh còn cho rằng mình vẫn thua bố vì mình chưa được đi bộ đội.

* Nghệ thuật xây dựng hình ảnh anh thanh niên:

– Anh thanh niên được hiện lên qua điểm nhìn của nhiều người.

– Tạo tình huống truyện độc đáo.

Kết bài Vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa. Đó cũng là chân dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 
Đề 2. Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 

Gợi ý dàn bài

Mở bài – Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, nhân vật Phương Định.

+ Lê Minh Khuê: nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, thường viết về đề tài cuộc sống chiến đấu của những nữ thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Những ngôi sao xa xôi: viết về cuộc sống chiến đấu gian khổ, vẻ đẹp phẩm chất anh hùng của ba nữ thanh niên xung phong. 

+ Nhân vật chính: Phương Định giành được nhiều sự yêu mến, cảm phục ở người đọc. 

Thân bài – Phương Định là một cô gái xinh đẹp. Cô là con gái Hà Nội, có

hai bím tóc dày, cái cổ cao như đài hoa loa kèn, đôi mắt đẹp, có cái nhìn xa xăm và thường được nhận thư của các anh bộ đội. Cô còn trẻ, rời ghế nhà trường, Phương Định xung phong đi mặt trận để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Cô ra đi mà không tiếc tuổi thanh xuân.

– Vẻ đẹp phẩm chất của Phương Định được thể hiện trong hoàn cảnh sống và chiến đấu gian khổ. Công việc của cô là hàng ngày phải đi phá bom, san đường, luôn luôn phải đối diện với cái chết. Ở cô, vừa có vẻ đẹp anh dũng, kiên cường, bất khuất của một người anh hùng, vừa có vẻ đẹp hồn nhiên, ngây thơ và đầy lạc quan.

+ Phương Định nghĩ về hoàn cảnh sống và chiến đấu thật giản dị và cho đó là một cái thú riêng: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…Công việc gian khó, nguy hiểm của cô luôn được kể bằng giọng điệu bình thản.

+ Cô coi cái chết hết sức nhẹ nhàng, luôn có một tinh thần dũng cảm, gan dạ. Thậm chí, cô còn thấy có thú gì đâu khi mình phải trực ở trong hang, còn các đồng đội thì được làm việc trên cao điểm.

+ Trong một lần đi phá bom, dù đó là một công việc quen thuộc, nhưng Phương Định vẫn cảm thấy hồi hộp, căng thẳng. Không gian vắng lặng đến phát sợ, từng tiếng động nhỏ cũng như cứa vào da thịt. Thế nhưng, Phương Định vẫn bình tĩnh, tự tin, đường hoàng bước tới: Tôi không đi khom, tôi không sợ nữa, … Bằng kinh nghiệm, bản lĩnh, Phương Định làm nhanh hơn. Cô cũng nghĩ đến cái chết. Nhưng là một cái chết mờ nhạt. Còn cái chính, liệu mìn có nổ, bom có nổ không, làm thế nào để châm mìn lần thứ hai. Cô đặt trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ lên trên cả tính mạng của mình.

+ Tâm hồn Phương Định trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng. Cô thích nằm dài trên nền ẩm, thích hát, thích bịa lời bài hát, thích ngồi bó gối mơ màng, thích ngồi dựa vào thành đá. Cô nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô cố tỏ ra kiêu kì, mặc dù trong lòng cô luôn thấy những người lính là những người đẹp nhất.

+ Đặc biệt, vẻ đẹp tâm hồn Phương Định được thể hiện rõ nhất khi cơn mưa bất ngờ ập đến. Cô hồn nhiên đưa tay hứng lấy những viên đá nhỏ, reo lên sung sướng: Mưa đá! Cha mẹ ơi, mưa đá!Thế rồi, tâm trạng cô chợt vui, rồi chợt buồn. Chỉ một trận mưa đá vụt thoáng qua cũng đủ làm cho Phương Định bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm về thành phố, về quê hương, gia đình, về tuổi thơ. Cô nhớ mẹ, nhớ cửa sổ ngôi nhà, nhớ ngôi sao to trên bầu trời thành phố, nhớ những ngọn đèn đường, …Tất cả như một cơn lốc ào ào xô tới, cuộn xoáy trong tâm hồn cô, dữ dội như những cơn mưa đá. Thế nhưng, Phương Định không hề bi lụy, đó chỉ là hành trang cô mang theo suốt chặng đường chinh chiến của mình. Những kỉ niệm về quê nhà lại càng làm cho cô thêm mạnh mẽ, kiên cường.

– Phương Định có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc. Không cần

phải nói ra, cô cũng hiểu điều gì đang cuộn xoáy trong lòng chị Thao. Cô quan tâm, chăm sóc ân cần khi Nho bị thương. Cô thấy có gì thú đâu khi đồng đội không quay về. Cô yêu mến những người lính có ngôi sao trên mũ.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế.

+ Phương thức trần thuật hợp lí, nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật Phương Định, để nhân vật tự kể chuyện. Điều này giúp nhân vật bộc lộ được nét tính cách, tâm trạng của mình.

+ Ngôn ngữ trần thuật tự nhiên, gần gũi, lời kể linh hoạt cùng những câu văn ngắn dài, nhịp điệu nhanh.

Kết bài Qua nhân vật Phương Định, cuộc sống chiến đấu, vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của các cô thanh niên xung phong được tái hiện rõ nét. Phương Định tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 

 

Đề 3. Phân tích hình tượng nhân vật vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái).

 Gợi ý dàn bài

Mở bài – Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

+ Ngô gia văn phái: một nhóm tá giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, Hà Nội, làm quan dưới triều nhà Lê.

+ Hoàng Lê nhất thống chí: tác phẩm viết về những sự kiện lịch sử diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê. Hồi thứ 14 ghi chép lại sự việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Nổi bật nhất trong hồi này là hình tượng vua Quang Trung.

Thân bài Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ:

Con người hành động với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán, sáng suốt:

+ Nhận được tin giặc vào Thăng Long, Quang Trung giận lắm, định thân chinh cầm quân đi ngay, không một chút do dự, sợ hãi.

+ Chỉ trong hơn một tháng, Quang Trung đã làm được nhiều việc lớn: lên ngôi hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc, tuyển mộ quân sĩ, mở cuộc duyệt binh, nói lời phủ dụ, …

Con người có tài dụng binh như thần:

+ Trực tiếp chỉ huy quân đội hành quân từ thành Phú Xuân ra đến Nghệ An thì dừng lại tuyển thêm binh sĩ. Sau đó, đội quân tức tốc lên đường. Chỉ trong mấy ngày đã ra đến Tam Điệp, hội quân cùng Sở và Lân. Đêm 30 tháng Chạp năm 1788, Nguyễn Huệ cho quân lính ăn Tết trước, rồi lên đường tiến thẳng vào thành Ngọc Hồi, Hà Nội và cuối cùng là Thăng Long. Chặng đường hành quân xa xôi, cách trở, nhưng cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, từ quân đến tướng, hết thảy cả năm đạo quân đều vâng mệnh lệnh, một lòng một chí quyết chiến quyết thắng. Đó là nhờ tài cầm quân lỗi lạc của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ. Hơn nữa, phương lược tiến đánh như thế nào, Quang Trung đã tính sẵn.

+ Hiểu tài năng của các tướng sĩ dưới trướng mình, cắt cử công việc, bố trí việc dùng người rất sáng suốt, nhanh nhạy. Biết Sở và Lân là tướng võ, mưu mẹo không lường nên Nguyễn Huệ đã cử Ngô Thì Nhậm ở cùng hai tướng.

+ Tổ chức các trận đánh hợp lí, ít hao tổn binh lực. Ở trận Hà Hồi, Nguyễn Huệ dùng kế nghi binh, khiến cho quân giặc sợ hãi, tan tác ra đầu hàng mà không cần đánh. Ở trận Ngọc Hồi, với cách đánh thông minh, hiệu quả, đội quân của Quang Trung nhanh chóng lấy được thành.

+ Tính toán được đường lui của giặc và bố trí đội quân mai phục, chặn đánh.

Con người có tài nhìn xa trông rộng:

+ Khi cuộc chiến chưa diễn ra, Quang Trung đã tính sẵn chẳng qua mươi ngày sẽ đại thắng và hẹn binh sĩ ngày mồng 7 tháng giêng vào ăn Tết ở trong thành Thăng Long.

+ Khi cuộc chiến chưa diễn ra, vua Quang Trung đã định sẵn cử Ngô Thì Nhậm sang thương thảo với nhà Thanh, tránh chiến tranh tiếp tục nổ ra, tạo điều kiện thời gian gây dựng lực lượng. Chờ sau mười năm, đội quân của ta hùng mạnh, lúc ấy quân Thanh có kéo sang báo thù, ta cũng sẵn sàng đối phó.

Hình ảnh vị vua oai phong, lẫm liệt trong chiến trận:

+ Vua Quang Trung mà một tổng chỉ huy chiến lược thực sư: vừa hoạch định chiến lược, vừa trực tiếp tuyển binh, duyệt binh, bài binh bố trận, vừa tự mình đốc suất đại binh, xông pha nơi chiến trường.

+ Hình ảnh vua Quang Trung mặc áo đỏcưỡi voi ra trận làm quân địch kinh hồn bạt vía, đồng thời khích lệ tinh thần quân sĩ. Đó là một hình ảnh tuyệt đẹp về người anh hùng dân tộc – linh hồn của cuộc kháng chiến.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Hình ảnh Quang Trung hiện lên thông qua cách trần thuật đặc sắc, chân thực. Lời trần thuật xen kẽ với lời miêu tả, hình ảnh vua Quang Trung được xây dựng trong thế đối lập với sự thất bại thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống và đại quân nhà Thanh. 

Kết bài – Ca ngợi phẩm chất, tài năng của vua Quang Trung.

– Bày tỏ sự thành kính, biết ơn. Nhờ có vua Quang Trung mà đất nước ta mới giữ được độc lập, chủ quyền, đánh bại được đội quân hùng hậu nhà Thanh.

Làm chủ kiến thức ngữ văn 9 – Luyện thi vào 10 (Phần II)

Tác giả: Phạm Trung Tình

XEM THÊM

Dàn ý: Kể lại kỷ niệm ngày khai trường đáng nhớ của em

Đề bài: Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào lớp Một để lại dấu ấn sâu...

Tìm hiểu văn bản: Ra-ma buộc tội

I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời a) Sử thi Ra-ma-ya-na - Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III TCN được viết bằng văn vần, tiếng...

Tìm hiểu chi tiết văn bản: Chí Phèo – Nam Cao

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nam Cao (1917 – 1951) tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân...

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
74SubscribersSubscribe
- Advertisement -

NỔI BẬT

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều

Dàn ý chi tiết A. Mở bài Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là...

Tìm hiểu văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ...

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí – Chính Hữu

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí - Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham...

Dàn ý chi tiết: Nghị luận về lòng nhân ái của con người

a) Mở bài - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con...

Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Quê ở huyện Trường Tân , nay là huyện Thanh...
- Advertisement -
error: Content is protected !!