Tìm hiểu văn bản: Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh

Lần mở  những trang lịch sử của dân tộc trong những năm đầu của thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam còn như người đi trong đêm tối chưa có đường ra. Nhưng từ các phong trào, các cuộc khởi nghĩa yêu nước ngời lên những bức chân dung của các nhà cách mạng Việt Nam. Bên cạnh một Huỳnh Thúc Kháng, một Lương Ngọc Can, một Phan Bội Châu người ta thường nhắc tới một tên tuổi khác, đó chính là Phan Châu Chinh. Ông là con người như thế nòa, khát vọng cứu nước của ông có gì nổi bật. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu điều đó qua bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Phan Chu Trinh (1872-1926), hiệu là Tây Hồ. Quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay thuộc huyện Tam Kỳ), tỉnh Quảng Nam.

– Trong những năm đầu của thế kỷ XX, Phan Chu Trinh là người đề sướng dân chủ, bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam.

– Hoạt động cứu nước của ông phong phú, đa dạng và sôi nổi ở trong nước cũng như ở nước ngoài (Pháp, Nhật). Phan Chu Trinh là người giỏi biện luận và có tài văn chương. Văn chính luận của ông rất hùng biện, đanh đép và thơ văn trữ tình của ông đều thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ.

– Các tập thơ chính: Tây Hồ thi tập; Tình quốc hồn ca; Giai nhân kỳ ngộ.

– Năm 1908, ông bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kỳ nên bị bắt đầy ra Côn Đảo. Đến tháng 06/1910, nhờ sự can thiệp của hội nhân quền (Pháp) ông mới được tha.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Đầu năm 1908, nhân dân Trung Kỳ nổi dậy chống sưu thuế, Phan Chu Trinh bị bắt, bị kết án, bị đầy ra Côn Đảo. Vài tháng sau, nhiều thân sĩ yêu nước khắp Trung Kỳ, Bắc Kỳ cũng bị đầy ra. Càng trong ngục tù, cảm xúc càng mãnh liệt khao khát tự do cháy bỏng. Bài thơ này được viết trong lúc ông cùng với các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai.

b. Bố cục: 2 phần

– Phần 1: 4 câu thơ đầu: Bức tranh người đập đá

– Phần 2: 4 câu còn lại: Cảm xúc, suy nghĩ của nhà chí sĩ cách mạng

II. Tìm hiểu văn bản

1. Bức tranh người đập đá

a. Hai câu đề

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho nở núi non.”

– Câu thơ đầu miêu tả bối cảnh không gian, đồng thời tạo dựng tư thế con người giữa đất trời Côn Đảo. Không gian thì cao rộng, còn tư thế thì hiên ngang, sừng sững.

– Tác giả sử dụng cụm từ “làm trai” rất giàu ý nghĩa. Người xưa đã nói đến hai chữ “làm trai” rất nhiều”:

“Làm trai cho đáng nên trai

Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài tan.”

(Ca dao)

Hay:

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao

(Chinh phụ ngâm)

Hay:

“Làm trai đứng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông.”

(Nguyễn Công Trứ)

– Đó là quan niệm nhân sinh truyền thống, là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định bản thân của người đàn ông, người trai thời loạn, là khát vọng hành động cao cả, phi thường. Còn ở đây, người tù đứng giữa đất Côn Lôn – giữa một hòn đảo xa, giữa biển khơi, núi non hùng vĩ, mênh mông nhưng không hề cảm thấy mình nhỏ bé mà tự hào về vị thế của mình: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn”.

– Nói đến Côn Lôn, mọi người đều hiểu rằng đây là “Côn Đảo”, mảnh đất giữa đại dương mênh mông, nơi thực dân Pháp dùng để xây nhà tù, giam cầm đày đọa những người yêu nước. Bởi vậy, hình ảnh “làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” dễ làm cho người đọc nghĩ tới một con người hiên ngang, ngạo nghễ giữa tù ngục, xiềng xích.

– Ở câu thơ thứ hai, tác giả sử dụng thành công từ chọn lọc: “lừng lẫy” và “nở núi non”.

+ “Lừng lẫy” có nghĩa là ngạo nghễ, lẫm liệt

+ “Nở núi non” có nghĩa là phá núi lấy đá”

– Hiểu theo nghĩa tượng trưng và theo cách nói khoa trương thì đó là công việc hết sức phi phàm ví như của thần trụ trời, của bà Nữ Oa đội đá vá trời. Người tù đập đá, trong tư thế vung búa phá núi thoắt bỗng trở thành hình ảnh dũng sĩ huyền thoại với vị thế và tầm vóc cao lớn dị thường mang vể đẹp hùng tráng.

– Câu thứ nhất tĩnh, chuyển sang câu thứ hai động, làm cho ý thơ mở ra, hình tượng nhân vật hiện lên oai phong lẫm liệt như một vị thần. Trong thực tế thì Phan Chu Trinh đang phải làm lao dịch khổ sai, đập đá, chuyển đá làm đường theo sự ép buộc của bọn cai ngục. Đó là một công việc nặng nhọc, khổ cực. Vậy mà nà thơ lại cảm thấy mình ngạo nghễ, lẫm liệt như vậy thì thật là bản lĩnh – đó là bản lĩnh của một người anh hùng vượt lên trên mọi đau khổ của cuộc đời để khẳng định một phong cách sống, phong cách làm người.

b. Hai câu thực

“Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn”

– Đây là công việc phá đá ra, sau đó đập từng hòn to cho nó thành những hòn nhỏ dần. => Câu thơ miêu tả khá cụ thể khiến người đọc cảm nhận nỗi vất vả và cực khổ của người tù.

– Nghệ thuật đối: đối hình ảnh “xách búa” với “ra tay”, đối hành động “đánh tan” với “đập bể”; đối xứng trong hai câu thơ đã lột tả được cái tư thế, khí thế tinh thần của người đập đá vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh của người tù.

– Ta có cảm giác người tù ấy đang tung hoành, đập phá quyết liệt cái đối tượng mà mình đang đối mặt. Hình ảnh đối xứng hài hòa, kết hợp với các từ ngữ nôm na vừa chạm khắc được chân dung nhân vật, vừa ngân vang âm thanh, nhịp điệu của công việc.

=> Như vậy, có thể nói, 4 câu thơ của bài thơ thiên về miêu tả ngoại hình nhân vật trữ tình, cũng chính là hình ảnh Phan Chu Trinh khi phải làm công việc khổ sai ở Côn Đảo. Nhưng nhà thơ không dùng bút tả thực mà phóng bút, dùng tưởng tượng và nghĩ suy để tự họa chân dung mình. Do đó, từ một việc bình thường, khổ cực, tác giả đã nâng lên miêu tả hình ảnh của một con người phi phàm: khai sông, phá núi, vạt đồi, chuyển đá để tạo dựng càn khôn, đổi thay vũ trụ. 4 câu thơ đầu đã dựng được bức tượng đài uy nghi về những tù nhân Côn Đảo, những anh hùng giữa chốn địa ngục trần gian, với khí phách hiên ngang, lẫm liệt giữa đất trời.

2. Cảm xúc, suy nghĩ của nhà chí sĩ cách mạng

a. Hai câu luận

“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.”

– Từ công việc đập đá, tác giả đã trực tiếp bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc về sự nghiệp cứu nước của bản thân. Để làm nổi bật chí lớn, gan to của người anh hùng, tác giả đã đặt những hình ảnh trong thế đối lập với những thử thách gian lao mà họ phải chịu đựng:

+ Tháng ngày mưa nắng: chỉ những gian khổ phải chịu dựng không phải một sớm chiều mà dài dằng dặc qua nhiều năm tháng đối lập với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng.

– Không chỉ nói việc đập đá mà khái quát thời gian, những “nắng mưa”, bão tố của cuộc đời đang chờ đợi mình ở phía trước. Đấy là nhà tù, là gông xiềng, tra tấn nối tiếp những lao dịch khổ sai những cơ cực gấp bội phần việc đập đá. Nhưng tất cả, nhà thơ đều chấp nhận, thậm chí đều coi là điều kiện, trường học để tôi luyện cho bản thân thêm sành sỏi, cứng rắn hơ, cho dạ “sắt son”, lòng trung thành với dân, với nước càng thêm vững.

+ Tác giả còn sử dụng 2 cặp tiểu đối khá tinh tế: “tháng ngày (biểu tượng cho sự thử thách kéo dài” đối chọi “thân sành sỏi” và “nắng mưa” (biểu tượng cho những gian khổ ở đời) đối chọi “dạ sắt son”.

– Nghệ thuật ẩn dụ khá thú vị: tác giả dùng 2 câu hình ảnh “sành sỏi” và “sắt son” vốn rất gần gũi cuộc sống đười thường ngầm ví với bản lĩnh tinh thần và sức lực của con người khiến cho thơ mang âm điệu dân dã mà vẫn trang trọng, dễ hiểu.

b. Hai câu kết:

– Đến 2 câu kết lại xuất hiện một ẩn dụ nữa cũng đậm tính chất dân gian và cũng rất ấn tượng:

“Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chỉ kể việc con con.”

– Hình ảnh “kẻ vá trời” nhắc người đọc nhớ tới huyền thoại về bà “Nữ Oa đội đá vá trời”. Tự ví mình là kẻ “vá trời” tương tự một vị thần kỳ diệu như thế là cách nói khoa trương, cường điệu. Nhà thơ nhấn mạnh bức chân dung người đập đá ở những câu thơ trên. Đồng thời cũng muốn ngầm ví công việc khổ sai mà người tù đang phải làm chỉ là việc con con. => ý chí hào hùng, lạc quan, tin vào sự nghiệp cách mạng.

=> Như thế, cả về niêm luật của Đường thi lẫn nội dung ý nghĩa hai câu kết đã tô đậm thêm tư thế, bản lĩnh và ý chí của người anh hùng, đấng tài trai đứng giữa đất Côn Lôn.

=> Như vậy, bốn câu thơ cuối cùng là khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí sắt son. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc lẫm liệt, oai phong trên đã tạo nên một hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn giúp ta cảm nhận được một hình tượng đẹp, lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.

2. Nghệ thuật

– Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật rất độc đáo, đầy ấn tượng.

– Ngôn ngữ của bài thơ rất hàm súc, kết hợp tả thực với tượng trưng.

– Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật lớn. Đặc biệt có những vần thơ đẹp bày tỏ một tư thế ngang tàng, một khí phách hiên ngang, một tấm lòng son sắt thủy chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng.

IV. Luyện tập

Nét giống nhau giữa hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”?

– Đều là tâm trạng của người anh hùng khi lỡ bước.

– Giọng thơ rắn rỏi, hào hùng thể hiện tư thế hiên ngang, lẫm liệt.

– Tư thế của con người là tư thế của người anh hùng sánh với trời đất, chí anh hùng của họ là chí anh hùng của những người muốn dời non lấp bể, sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy vì sự nghiệp cứu nước, cứu dân.

XEM THÊM

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
75SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

NỔI BẬT

- Advertisement -spot_img
đăng ký w88, w88, nhà cái uy tín, đăng ký 8xbet, w88 chuẩn nhất, trang cá độ bóng đá, fb88, 8xbet, link vào fun88, lô đề trên mạng, đánh đề trên mạng, link vào fb88, link vào 8xbet, trang cá cược bóng đá uy tín, nhà cái ok vip, cá cược qua mạng, trang cá độ bóng đá uy tín, trang chủ w88, nhà cái uy tín nhất, link vào w88, đăng nhập 8xbet, đăng ký fun88, m88
error: Content is protected !!