Tìm hiểu chi tiết văn bản: Nhớ rừng – Thế Lữ

Đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam có nhiều biến động với nhiều hiện tượng và trào lưu văn học mới. Đặc biệt là sự xuất hiện và thắng thế của phong trào thơ mới gắn liền với những tên tuổi: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,… Thế Lữ là một trong những nhà thơ đi tiên phong trong phong trào thơ mới. Hôm nay thầy và trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài thơ “Nhớ rừng” để cảm nhận nét đẹp của thơ mới cũng sư tâm sự của nhà thơ Thế Lữ.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Thế Lữ (1907 – 1989), tên khai sinh Nguyễn Thứ Lễ.

– Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới (1932 – 1945) buổi đầu.

– Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thằng cho Thơ mới. Ngoài sáng tác thơ, ông còn viết truyện.

– Các tác phẩm chính: “Mấy vần thơ” (1935); “Bên đường thiên lôi” (1936); Truyện “Vàng và máu” (1934).

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

– “Nhớ rừng” được sáng tác năm 1934 và được in trong tập thơ “Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935.

– Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mởi đường cho sự thắng lợi của phong trào thơ mới.

b. Đại ý

Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, nhà thơ đã diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vẫn thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

c. Bố cục: 3 phần:

– Phần 1: Đoạn 1 + 4: Tình cảnh của con hổ ở trong vườn bách thú

– Phần 2: Đoạn 2 + 3: Cảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ của nó

– Phần 3: Đoạn 5: Nỗi khao khát, giấc mộng ngàn đời của con hổ

II. Tìm hiểu văn bản

1. Tình cảnh con hổ ở vườn bách thú (đoạn 1 và 4)

– Hoàn cảnh của con Hổ đã có sự thay đổi: Từ một vị chúa tể muôn loài, oai linh rừng thẳm tung hoành chốn nước non hùng vĩ, nay con hổ bị giam hãm trong cũi sắt, một không gian nhỏ bé, tù túng, thậm chí tầm thường, giả dối: hoa chăm, cỏ xén, nước đen giả suối, mô gò thấp kém, dăm vừng lá bắt chước vẻ hoang vu…

– Nó ý thức được thực trạng đó, tâm trạng của kẻ “sa cơ” chất chứa cả “khối căm hờn” ngùn ngụt.

=> Chán ghét, bất lực, nhưng con hổ không cam chịu chấp nhận hoà mình vào thực tại đó.

– Thái độ, giọng điệu kẻ bị giam hãm vẫn toát lên vẻ ngạo mạn, kiêu hùng của một vị chúa tể rừng già: khinh bỉ lũ người ngẩn ngơ mắt bé và lũ gấu báo dở hơi, vô tư lự; khinh ghét và giễu cợt cái thực tại cố làm ra vẻ tự nhiên, nhưng càng cố càng lộ rõ cái vẻ tầm thường, giả dối.

– Với thủ pháp liệt kê cùng với giọng điệu giễu nhại, hằn học và cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng túng thể thiện sự chán chường, khinh miệt đã góp phần diễn tả sự chật chội, bó buộc, muốn tung phá để được sống đúng mình, thỏa cái khao khát được tháo cũi, sổ lồng.

– Bằng những hình ảnh gợi cảm, giàu chất tạo hình và dòng cảm xúc cuồn cuộn, đoạn thơ 1 và 4 đã tạo nên bức tranh đầy tâm trạng về con hổ ở vườn bách thảo, một trang anh hùng lẫm liệt, bị sa cơ thất thế nhưng quyết không hoà nhập với thực tại xã hội đương thời.

=> Đó là hình ảnh thực tại xã hội được cảm nhận bởi tâm hồn lãng mạn, khao khát tự do. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của tác giả đối với xã hội.

2. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hũng vĩ của nó (đoạn 2 và 3)

– Những câu thơ miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ ngự trị trong đó là những câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Đó là một bức cảnh dữ dội, hoang sơ, đầy uy lực của thiên nhiên: bóng cả cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội….

“Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với thi thét khúc trường ca dữ dội”

– Điệp từ “với” được lặp lại 3 lần cùng với các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn.

– Hoà hợp và nổi bật giữa bức cảnh rừng già là hình ảnh con hổ oai phong, đường bệ với những “vũ điệu” đầy uy lực của rừng xanh:

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc”…

– Sự im lặng âm thầm của nó không phải là dấu hiệu bình yên mà trái lại, đầy đe doạ đối với mọi vật.

– Các từ ngữ gợi tả hình dáng, tính cách hổ: Bước chân dõng dạc, lượn tấm thân, vờn bóng, mắt thần đã quắc… đã diễn tả chính xác và hấp dẫn vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh mà cũng rất mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm.

– Cũng tái hiện dĩ vãng huy hoàng nhưng đoạn 3 của bài thơ là một bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp. Cả bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, hoành tráng và nổi bật giữa mỗi cảnh là hình ảnh con hổ uy nghi, nhớ rừng đến cháy ruột.

– Dáng điệu của nó được khắc họa hết sức phong phú, kì vĩ và thơ mộng. Khi thì nó được hiện lên như một chàng thi sĩ lãng mạn, hào hoa đứng uống ánh trăng tan bên bờ suối; khi nó giống một nhà hiền triết thâm trầm lặng ngắm đất trời thay đổi sau mưa bão; khi nó lại là một bậc đế vương hiền lành có chim ca hầu quanh giấc ngủ; và cuối cùng, nó là chính nó, vị chúa tể rừng già tàn bạo, dữ dội, làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ.

– Mảnh mặt trời là một hình ảnh mới lạ trong thơ Thế Lữ. Ở đây, mặt trời không còn là một khối cầu lửa vô tri vô giác mà là một sinh thể. Trong cả vũ trụ bao la rộng lớn, chỉ có một kẻ duy nhất được chúa sơn lâm coi là đối thủ, đó là mặt trời. Nhưng cả đối thủ dáng gờm đó cũng bị chúa sơn lâm nhìn bằng con mắt khinh bỉ, ngạo mạn: mặt trời tuy gay gắt nhưng cũng chỉ là một “mảnh”. Nếu bỏ từ “mảnh” và thay từ “chết” bằng “đợi” thì câu thơ sẽ trở nên lạc lõng bởi nó không hợp với lo gích tâm trạng cũng như tầm vóc của con mãnh thú. Với câu thơ “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”, “bàn chân ngạo nghễ của con thú như đã giẫm đạp lên bầu trời và cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ” (Chu Văn Sơn). Tầm vóc của chúa tể rừng già đã được nâng lên ở mức phi thường và kì vĩ đến tột đỉnh.

– Tuy nhiên, tất cả những điều đẹp đẽ trên giờ chỉ còn là dĩ vãng, là giấc mơ. Một loạt những câu nghi vấn “Nào đâu…?”, “Đâu…?” không có câu trả lời được lặp đi lặp lại như một nỗi ám ảnh, như nỗi nhớ thương khắc khoải, vô vọng của con hổ về một thời vàng son, huy hoàng trong quá khứ xa xôi. Giấc mơ đột ngột khép lại trong một tiếng than, tiếng vọng đầy u uất, đau đớn, nuối tiếc: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

3. Nỗi khao khát giấc mộng ngàn của con hổ

– Khổ thơ cuối vừa tiếp tục mạch tâm trạng nhớ tiếc quá khứ vừa như một tiếng thở dài vĩnh biệt thời oanh liệt. Nhưng dù thời oanh liệt không còn nữa, không bao giờ trở lại thì nó vẫn thuộc về thời đã mất ấy chứ không cam tâm làm đồ chơi, một kẻ tầm thường, vui lòng hoà nhập với thực tại.

=> Nó luôn sống với những giá trị của thời đã qua để phản ứng lại với thực tại xã hội đương thời, để vươn tới cái cao cả, tự do dù chỉ là trong mơ ước.

– Đối lập gay gắt hai cảnh tượng, hai thế giới, tác giả đã thể hiện mối bất hoà sâu sắc đối với thực tại và niềm khát khao tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình.

– Lời con hổ trong bài thơ đã tìm được sự đồng cảm trong tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và kín đáo khơi gợi lòng yêu nước của người dân Việt Nam mất nước lúc đó.

4. Nghệ thuật đặc sắc nổi bật của bài thơ

– Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc cuồn cuộn, giọng điệu hào hùng, bút pháp cường điệu và sự phù hợp tuyệt vời giữa đối tượng mô tả và nghệ thuật mô tả của tác giả. Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất của bút pháp thơ lãng mạn và cũng là một đặc điểm quan trọng của văn biểu cảm.

– Chọn một biểu tượng rất đắt là con hổ ở vườn bách thú, khai thác triệt để thủ pháp nhân hoá, Thế Lữ đã thể hiện sâu sắc và xúc động chủ đề tác phẩm. Tâm sự của vị chú tể rừng xanh cũng chính là tâm sự của con người, một trang anh hùng sa cơ mang tâm sự u uất, khát khao tự do mãnh liệt, khát khao vươn tới cái cao cả, vĩ đại trong cuộc đời.

– Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng phù hợp với đối tượng miêu tả và gợi ở người đọc những cảm xúc mãnh liệt.

– Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, giàu tính sáng tạo; câu thơ co duỗi thoải mái… Nhớ rừng đã thể hiện một đặc điểm của thơ mới đương thời là: tạo lại dáng cho câu thơ tiếng Việt.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

– Những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.

– Các thủ pháp nghệ thuật: ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, câu thơ cảm thán,…

2. Nội dung

Nhớ rừng, mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc: Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.

IV. Luyện tập

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Gợi ý:

  • Nội dung: Phân tích các thủ pháp nghệ thuật để bật ra nội dung:

+ Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân, sáng tạo.

+ Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi: nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những “đêm vàng”, nhớ lúc “say mồi” ung dung, thỏa thích bên bờ suối.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.”

Hai chữ “nào đâu” phiếm chỉ, hỏi một kỷ niệm đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng.

+ Hình ảnh “đêm vàng bên bờ suối” một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ => Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng bên bờ suối.

+ Bức tranh thứ hai: Nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hổi về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung “lặng ngắm” cảnh giang sơn, nơi mình ngự trị, xúc động cảm thấy “giang sơn ta đổi mới”. Chữ “đâu” lần thứ 2 xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuối, ngẩn ngơ.

+ Điệp từ “Ta” thể hiện niềm tự hào về những kỷ niệm đẹp thuở “vùng vẫy ngày xưa” => Bức tranh thứ 2 gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang san chúa sơn lâm mang 3 tầm “bốn phương ngàn”.

+ Kỷ niệm thứ 3 nói về giấc ngủ của hổ trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: “bình minh cây xanh nắng gội”…

XEM THÊM

Dàn ý: Kể lại kỷ niệm ngày khai trường đáng nhớ của em

Đề bài: Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào lớp Một để lại dấu ấn sâu...

Tìm hiểu văn bản: Ra-ma buộc tội

I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời a) Sử thi Ra-ma-ya-na - Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III TCN được viết bằng văn vần, tiếng...

Tìm hiểu chi tiết văn bản: Chí Phèo – Nam Cao

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nam Cao (1917 – 1951) tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân...

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
74SubscribersSubscribe
- Advertisement -

NỔI BẬT

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều

Dàn ý chi tiết A. Mở bài Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là...

Tìm hiểu văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ...

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí – Chính Hữu

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí - Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham...

Dàn ý chi tiết: Nghị luận về lòng nhân ái của con người

a) Mở bài - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con...

Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Quê ở huyện Trường Tân , nay là huyện Thanh...
- Advertisement -
error: Content is protected !!