Tìm hiểu văn bản: Sơn Tinh – Thủy Tinh

Sơn Tinh, Thủy Tinh là một câu chuyện đầy thơ mộng, thể hiện trí tưởng tượng phong phú của cha ông ta khi lí giải một hiện tượng tự nhiện. Hocnguvan.vn xin giới thiệu với thầy cô và các em bài ôn tập văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh“. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các thầy cô và các em ôn tập văn bản một cách hiệu quả.

I. Tìm hiểu chung

1. Đọc

2. Bố cục

 – 3 phần:

+ Từ đầu đến “một đôi”: Vua Hùng kén rể

+ Tiếp theo đến “rút quân”: Chiến thắng của Sơn Tinh

+ Còn lại: Lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm

II. Trọng tâm kiến thức

1. Vua Hùng kén rể

– Mô tip kén rể rất quen thuộc trong văn học dân gian à thể hiện quan niệm công bằng, trọng người tài

– Hai chàng trai đến cầu hôn:

+ Một người ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ (chỉ cần vẫy tay là có thể tạo nên núi đồi) => Sơn Tinh (thần Núi)

+ Một người miền biển, có tài hô mưa, gọi gió => Thủy Tinh (thần Nước)

=> Hai nhân vật có tài năng kì lạ, phi thường được giới thiệu một cách đầy độc đáo, ấn tượng => xứng đáng => báo hiệu một cuộc tranh tài, đọ sức đầy cam go

– Trước hai chàng rể xứng đáng, vua Hùng không biết lựa chọn ai, từ chối ai, nên đã đưa ra lễ vật: một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao

=> Sính lễ có cơm nếp, bánh chưng: sự tôn trọng nghề nông, thành quả lao động (gợi nhớ đến truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy)

=> Sính lễ toàn là những con vật kì lạ nhưng ở trên cạn, ở trên núi => dễ dàng hơn cho Sơn Tinh.

– Rõ ràng, vua Hùng có sự thiên vị Sơn Tinh. Điều đó thể hiện cho quan niệm của cha ông ta: gần gũi, yêu mến đất, đặt niềm tin vào đất; yêu mến rừng; sợ hãi trước thế lực của nước. Đây không phải là quyết định riêng của Hùng Vương thứ 18 mà là ý kiến của cả triều đình, cả dân tộc.

2. Chiến thắng của Sơn Tinh

– Vì được sự ưu ái của Vua Hùng, Sơn Tinh đã mang được lễ vật về trước và rước Mị Nương về núi.

– Nhưng chiến thắng của Sơn Tinh cũng hoàn toàn xứng đáng vì khi bị Thủy Tinh đem quân đánh lại, Sơn Tinh vẫn chiến thắng.

– Cuộc chiến của hai vị thần được miêu tả vô cùng cam go, khốc liệt, hùng tráng

– Phần thắng của Sơn Tinh không phải vì Sơn Tinh mạnh hơn bởi lẽ hai vị thần đều ngang sức, ngang tài. Sơn Tinh chiến thắng vì:

+ Chàng không hề nao núng => kiên trì

+ Chàng có được sự ủng hộ của nhân dân => đoàn kết

=> Cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh chính là sự mô phỏng cuộc chiến chống thiên tai, lũ lụt của cư dân xưa: công cuộc đắp đê, chống lũ. Bằng sự kiên trì, đoàn kết, nhân dân ta đã chiến thắng được sức mạnh của tự nhiên => Ước mong chế ngự được thiên tai của cha ông ta.

3. Lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm

– Hiện tượng lũ lụt hàng năm được lí giải một cách đầy thơ mộng bằng một câu chuyện tình: Thủy Tinh vì không lấy được Mị Nương, oán nặng, thù sâu, năm nào cũng dâng lũ để cướp Mị Nương về => Lũ lụt được xây dựng như một chàng trai si tình.

=> Trí tưởng tượng phong phú, thơ mộng của ông cha ta đã chắp nên một thiên tình sử đẹp đẽ.

– Nhưng năm nào Thủy Tinh cũng thua à ca ngợi công cuộc chống lũ lụt của vua Hùng, của nhân dân ta: luôn luôn chế ngự được lũ lụt.

III. Tổng kết

1. Nội dung

– Lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm

– Ước mong muốn chế ngự thiên tai

– Ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của vua Hùng

2. Nghệ thuật

– Miêu tả nhân vật

 – Sử dụng các chi tiết kì ảo, các mô típ quen thuộc

XEM THÊM

Dàn ý: Kể lại kỷ niệm ngày khai trường đáng nhớ của em

Đề bài: Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào lớp Một để lại dấu ấn sâu...

Tìm hiểu văn bản: Ra-ma buộc tội

I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời a) Sử thi Ra-ma-ya-na - Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III TCN được viết bằng văn vần, tiếng...

Tìm hiểu chi tiết văn bản: Chí Phèo – Nam Cao

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nam Cao (1917 – 1951) tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân...

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
74SubscribersSubscribe
- Advertisement -

NỔI BẬT

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều

Dàn ý chi tiết A. Mở bài Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là...

Tìm hiểu văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ...

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí – Chính Hữu

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí - Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham...

Dàn ý chi tiết: Nghị luận về lòng nhân ái của con người

a) Mở bài - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con...

Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Quê ở huyện Trường Tân , nay là huyện Thanh...
- Advertisement -
error: Content is protected !!