Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng từ thế kỉ XIV. Trải qua 2 thế kỉ, chứng kiến biết bao bom đạn đổ xuống, cầu Long Biên vẫn anh dũng cùng người dân Hà Nội chiến đấu. Tác phẩm Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử của tác giả Thúy Lan là một văn bản nhật dụng, thay cây cầu ghi lại cùng tình cảm gắn bó. Chúng ta hãy cùng Học ngữ văn đi tìm hiểu văn bản:
I. Những nét chính về tác giả – tác phẩm
1. Tác giả
– Thúy Lan
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: Trích báo Người Hà Nội.
b. Thể loại: Bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
c. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: (Từ đầu đến “của thủ đô Hà Nội”): Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên.
– Phần 2: (Tiếp theo đến “dẻo dai, vững chắc”): Minh chứng, khẳng định cầu Long Biên là nhân chứng sống động của dân tộc.
– Phần 3: (Còn lại): Ý nghĩa của cây cầu trong hiện tại và tương lai.
d. Tóm tắt tác phẩm
Bài kí giới thiệu về cầu Long Biên, một cây cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, bắc qua sông Hồng, Hà Nội. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô. Cầu đã chứng kiến cảnh khổ cực của người dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau năm 1954 và những năm tháng chống Mĩ cứu nước. Bây giờ, ngang sông Hồng đã có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng đối với tác giả, đối với nhân dân Việt Nam, cầu Long Biên vẫn còn có nhiều ý nghĩa.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên
– Đặc điểm cầu:
+ Tên lịch sử: Cầu Đu – me
+ Vị trí: bắc ngang sông Hồng
+ Độ dài: 2290m
+ Trọng lượng: 17.000 tấn
+ Hình dáng: như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng.
+ Chất liệu: bằng sắt
=> Tác giả đã giúp người đọc hình dung ra cây cầu Long Biên to, đẹp, đồ sộ thông qua việc so sánh và sử dụng những số liệu chính xác.
– Quá trình xây cầu:
+ Xây dựng năm 1898-1902 do kĩ sư người Pháp thiết kế.
+ Khi mới khánh thành, cầu mang tên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Đu-me.
+ Được sử dụng bằng bao mồ hôi, xương máu của nhân dân: Đánh đập dã man, hơn 1000 dân phu bị chết.
=> Gợi nhắc một thời thực dân, nô lệ, áp bức và bất công.
=> Cầu Long Biên là cây cầu to lớn, là nhân chứng quý giá của dân tộc.
2. Giá trị nhân chứng lịch sử của cây cầu
– Sau 1945:
+ Cầu được đổi tên là cầu Long Biên.
+ Cầu chứng kiến người dân thủ đô cùng trung đoàn yêu dấu của mình ra đi bí mật.
+ Chứng kiến cảnh đất trời bốc lửa, thành đô nghi ngút cháy.
=> Cầu lặng lẽ chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh và lòng người Hà Nội anh dũng sắt son bảo vệ đô thành.
– Hòa Bình sau chống Pháp:
+ Cầu chứng kiến màu xanh của bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối.
+ Chứng kiến những ánh đèn mọc lên như sao sa.
=> Cầu chứng kiến sự hồi sinh của Hà Nội tươi đẹp, trù phú, yên bình, quyến rũ và thơ mộng.
– Những năm kháng chiến chống Mĩ:
+ Cầu bị bom Mĩ đánh phá nhiều lần.
+ Cầu rách nát giữa trời, tả tơi như ứa máu.
+ Nhân dân ta hàn cầu, bảo vệ cầu.
=> Cầu oằn mình chịu đựng sự oanh tạc dã man của giặc Mĩ, cảm nhận sâu sắc tình yêu thương của thủ đô và dân tộc với mình.
– Những năm tháng lũ lụt:
+ Cầu dẻo dai, vững chắc chứng kiến con người chống chọi với sự tàn phá của thiên nhiên.
⇒ Cây cầu chứng kiến sự trưởng thành của một dân tộc anh hùng, bất khuất, dũng cảm, cần lao.
3. Cầu Long Biên – hôm nay và mai sau
– Hiện tại: cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường.
– Tương lai: Trở thành điểm dừng chân của du khách năm châu khi đến thăm đất nước Việt Nam.
=> Bằng biện pháp nhân hóa, cây cầu như một con người chứng kiến lịch sử và đồng thời đem lại sự sống linh hồn cho cây cầu.
=> Cầu Long Biên có giá trị tinh thần vô giá, làm nhịp cầu nối giữa những trái tim.
III. Tổng kết
1. Giá trị nội dung
– Văn bản Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử đã khẳng định cầu Long Biên vẫn luôn là chứng nhân lịch sử quý giá thiêng liêng của thủ đô Hà Nội và cả nước.
2. Giá trị nghệ thuật
– Nghệ thuật nhân hóa, so sánh đặc sắc.
– Từ ngữ biểu cảm, xúc động.