Soạn bài: Đồng chí – Chính Hữu

Câu 1/ Trang 130/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai thế nào trước và sau dòng thơ đó?

Trả lời

– Dòng thơ thứ bảy có điều đặc biệt là bởi câu thơ đột ngột chỉ có hai từ: “Đồng chí” cùng với chấu chấm than (!):

+ Vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một lời định nghĩa về từ “đồng chí”.

+ Thể hiện cảm xúc dồn nén, được thốt ra như một cảm xúc cao trào, trở thành tiếng gọi thiết tha của tình đồng chí, đồng đội.

+ Khẳng định mạnh mẽ sự thiêng liêng, sâu lắng của tình đồng chí.

+ Dấu chấm cảm đi kèm hai tiếng “đồng chí” bỗng như chất chứa bao trìu mến yêu thương.

– Nếu như sáu câu đầu là sự lý giải cơ sở hình thành tình đồng chí, thì dòng thơ thứ 7 được coi như một bản lề gắn kết để nâng cao ý thơ ở đoạn trước và khơi mở ra ý thơ ở đoạn sau về những biểu hiện cảm động của tình đồng chí, đồng đội.

Câu 2/ Trang 130/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?

Trả lời

Sáu câu thơ đầu bài thơ tác giả đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Đó là những cơ sở sau:

– Cơ sở thứ nhất: Cùng chung hoàn cảnh xuất thân.

– Cở sở thứ hai: Cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ và lòng yêu nước.

– Cơ sở thứ ba: Cùng chung những khó khăn, thiếu thốn.

Câu 3/ Trang 130/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết đó, hình ảnh đó.

Trả lời

– Biểu hiện thứ nhất: Họ thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau.

– Biểu hiện thứ hai: Đồng cam, cộng cộng khổ trong cuộc đời quân ngũ.

– Biểu hiện thứ ba: Sẵn sàng sẻ chia, yêu thương gắn bó.

Nên tham khảo: Tìm hiểu chi tiết văn bản: Đồng chí – Chính Hữu.

Câu 4/ Trang 130/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Những câu thơ trên gợi lên cho em những suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.

Trả lời

Đây là những câu thơ đẹp nhất viết về người lính, là bức tranh đẹp nhất về tình đồng chí, đồng đội, vẽ nên hình tượng đẹp nhất về người chiến sĩ yêu nước. Đó là một hình ảnh vừa thực lại vừa mộng, mang ý nghĩa biểu tượng thật phong phú.

– Hình ảnh những người lính được xây dựng trên nền thời gian và không gian vô cùng đặc biệt: Một đêm phục kích giặc; Căng thẳng, trong một khu rừng hoang vắng lặng và phủ đầy sương muối.

– Trên nền đặc biệt ấy, những người lính xuất hiện: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

+ Hình ảnh “đứng cạnh bên nhau” cho thấy tinh thần đoàn kết, luôn sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh.

+ Hình ảnh “chờ giặc tới” cho thấy tư thế chủ động, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu của người lính.

– Kết thúc bài thơ là một hình ảnh độc đáo, là điểm sáng của một bức tranh về tình đồng chí, rất thực và cũng rất lãng mạn:

+ Chất hiện thực: gợi những đêm hành quân, phục kích chờ giặc, nhìn từ xa, vầng trăng như hạ thấp ngang trời. Trong tầm ngắm, người lính đã phát hiện một điều thú vị và bất ngờ: trăng lơ lửng như treo đầu mũi súng.

+ Chất lãng mạn: Giữa không gian căng thẳng, khắc nghiệt đang sẵn sàng giết giặc mà lại “treo” một vầng trăng lung linh. Chữ “treo” ở đây rất thơ mộng, nối liền mặt đất với bầu trời.

=> Hình ảnh này xứng đáng trở thành biểu tượng cho thơ ca kháng chiến: một nền thơ có sự kết hợp giữa chất liệu hiện thực và cảm hứng lãng mạn.

Câu 5/ Trang 130/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?

Trả lời

Tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí là bởi: Đồng là cùng – chí là hướng; Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, lí tưởng. Đồng chí – một loại tình cảm mới, một tình cảm đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm tháng cách mạng kháng chiến.

Câu 6/ Trang 130/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?

Trả lời

– Hình ảnh những người lính thời kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp. Đó là những con người là một hình ảnh chân thực, giản dị, mộc mạc, tình cảm dồng đội gắn bó và thiêng liêng, sẵn sàng xả thân vì quê hương, vì độc lập tự do của Tổ quốc. Họ sẵn sàng dâng hiến cả tuổi xuân cho sông núi quê hương. Bỏ lại sau lưng là gia đình, quê thiếu bàn tay các anh chăm sóc.

– Đẹp hơn nữa chính là thế giới tâm hồn, là tình cảm gắn bó của những người lính, cùng chung những khó khăn nhưng họ cũng chung những lí tưởng, khát vọng hòa bình cho dân tộc. Họ luôn có ý thức gắn bó, sống đùm bọc, tương trợ nhau không chỉ trong cuộc sống mà cả trong chiến đấu. Đó là hình ảnh những người lính bộ đội cụ Hồ.

XEM THÊM

Dàn ý: Kể lại kỷ niệm ngày khai trường đáng nhớ của em

Đề bài: Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào lớp Một để lại dấu ấn sâu...

Tìm hiểu văn bản: Ra-ma buộc tội

I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời a) Sử thi Ra-ma-ya-na - Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III TCN được viết bằng văn vần, tiếng...

Tìm hiểu chi tiết văn bản: Chí Phèo – Nam Cao

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nam Cao (1917 – 1951) tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân...

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
76SubscribersSubscribe
- Advertisement -

NỔI BẬT

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều

Dàn ý chi tiết A. Mở bài Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là...

Tìm hiểu văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ...

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí – Chính Hữu

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí - Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham...

Dàn ý chi tiết: Nghị luận về lòng nhân ái của con người

a) Mở bài - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con...

Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Quê ở huyện Trường Tân , nay là huyện Thanh...
- Advertisement -
error: Content is protected !!