Soạn bài: Những đứa trẻ – Mác-xim Go-rơ-ki

Câu 1/ Trang 233/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Thử chia văn bản này thành ba phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần. Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ.

Trả lời

Bài văn chia thành ba phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”): Tình bạn tuổi thơ trong sáng, gắn bó.

+ Phần 2 (tiếp theo đến “Cấm không được đến nhà tao!”): Tình bạn bị cấm đoán.

+ Phần 3 (còn lại): Tình bạn vẫn được duy trì.

Chi tiết: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà xuất hiện ở phần 1 và cũng lại xuất hiện ở phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ của truyện.

Câu 2/ Trang 233/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Xem xét hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp và quan hệ giữa hai gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến hơn ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động.

Trả lời

Do tình cờ có lần A-li-ô-sa cùng hai đứa con ông đại tá kéo dây gàu lên cứu được thằng nhỏ chơi nghịch nhảy vào gầu rơi xuống giếng nên mấy đứa trẻ nhà ông đại tá chơi thân với A-li-ô-sa. Hoàn cảnh sống thiếu tình thương của những đứa trẻ đã tạo nên tình bạn trong sáng giữa chúng.

Hoàn cảnh giống nhau, cùng sống thiếu tình thương nên chúng trở nên thân thiết. Trong giọng kể, A-li-ô-sa còn bộc lộ lòng thông cảm, xót xa cho ba đứa trẻ bạn của tác giả. Dù chỉ là một đứa trẻ con, tác giả đã cố gắng bù đắp sự bất hạnh của ba đứa trẻ bằng những lời an ủi của trẻ thơ. Tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến ba mươi năm sau, ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động những kỉ niệm thời thơ ấu. 

Câu 3/ Trang 233/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa; sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.

Trả lời

Hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa:

– Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, “chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con”. Hình ảnh giàu sức gợi tả và gợi cảm, thể hiện sự thông cảm của A-li-ô-sa với các bạn nhỏ.

– Khi đại tá xuất hiện, quát thì chúng: “tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà”, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn. Sự so sánh chính xác này vừa cho thấy dáng dấp bên ngoài của ba đứa trẻ, vừa thể hiện thế giới nội tâm của chúng. Chúng bị bố áp chế, cấm đoán… Hơn nữa, “tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về di ghẻ”. Những lời kể của tác giả ẩn dấu một lòng xót thương cho những người bạn tuổi thơ bất hạnh mà tác giả đã yêu thương với tấm lòng tha thiết vô tư mà không bù đắp an ủi được nỗi bất hạnh của bọn trẻ.

Câu 4/ Trang 233/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong văn bản này?

Trả lời

Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki:

– Thông qua chi tiết về “dì ghẻ”, khi mấy đứa trẻ hàng xóm nhắc đến “mẹ khác”, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích. Khi những đứa trẻ nói về “mẹ thật”, A-li-ô-sa cũng có những suy nghĩ như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào không khí truyện cổ tích.

– Chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại bằng giọng của truyện cổ tích: “ngày trước, trước kia, đã có thời”.

   Nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích của Mac-xim Go-rơ-ki đã giúp cho đoạn trích Những đứa trẻ nói riêng và tác phẩm Thời thơ ấu nói chung trở nên xúc động, nhất là đoạn cuối:

– “Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…

Nó thường nói một cách buồn bã, ngày trước, trước kia, đã có thời… Hai em nó cũng rất dễ thương, tôi tin yêu lắm, tôi luôn muốn làm cho chúng vui thích…”.

XEM THÊM

Dàn ý: Kể lại kỷ niệm ngày khai trường đáng nhớ của em

Đề bài: Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào lớp Một để lại dấu ấn sâu...

Tìm hiểu văn bản: Ra-ma buộc tội

I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời a) Sử thi Ra-ma-ya-na - Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III TCN được viết bằng văn vần, tiếng...

Tìm hiểu chi tiết văn bản: Chí Phèo – Nam Cao

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nam Cao (1917 – 1951) tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân...

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
76SubscribersSubscribe
- Advertisement -

NỔI BẬT

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều

Dàn ý chi tiết A. Mở bài Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là...

Tìm hiểu văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ...

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí – Chính Hữu

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí - Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham...

Dàn ý chi tiết: Nghị luận về lòng nhân ái của con người

a) Mở bài - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con...

Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Quê ở huyện Trường Tân , nay là huyện Thanh...
- Advertisement -
error: Content is protected !!