6 kỹ năng cần được rèn luyện để có một bài văn hay

Muốn viết văn thật hay, ai đọc vào cũng phải bị cuốn hút thì nhất định phải rèn luyện kĩ năng viết hằng ngày. Quy tắc này đúng cho mọi trường hợp, bất kể bạn muốn trở thành nhà văn, nhà thơ, biên tập viên hay làm công việc gì liên quan tới viết lách đi nữa. Dưới đây là một vài cách đơn giản giúp bạn cải thiện kỹ năng viết văn của mình, và hy vọng các bạn có thể áp dụng thực hiện một cách hiệu quả!

Vậy để luyện viết văn hay ta cần làm gì?

1. Viết nhật kí hằng ngày

Mọi người bây giờ rất lười biếng trong chuyện viết lách. Vì thế mà dẫn đến những hậu quả đáng buồn như: chữ xấu, viết câu lủng củng, trình bày trên giấy kém mạch lạc… Bởi thế mà sẽ bị mất điểm rất nhiều trong các môn đòi hỏi phải vận động nhiều khả năng viết, đặc biệt là các môn thuộc ban C. Và bạn có biết là, khi viết nhật kí, tâm hồn bạn sẽ được trải rộng ra, bạn tường thuật, suy nghĩ về những gì xảy ra trong ngày, thế nên nó sẽ giúp bạn rèn luyện về mặt suy nghĩ, cảm nhận, tư duy logic cũng như cách sắp xếp câu từ gãy gọn, hợp lí. Mỗi ngày bỏ ra vài phút đến nửa tiếng (chỉ nên thế thôi nhé), bạn sẽ không còn thấy ngại khi đụng đến cây bút nữa và chữ viết của bạn, chắc chắn sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

2. Tích cực tập luyện và đừng bận tâm đến lý thuyết

Viết, viết và viết thật nhiều! Bạn đã biết bao nhiêu người nói họ muốn viết một cuốn tiểu thuyết và bao nhiêu trong số họ thực sự viết được một cuốn? Ai cũng có thể nói, nhưng bạn cần phải là người làm được!

Hãy ngồi xuống và viết bất cứ khi nào bạn có thể. Đừng nghĩ rằng bạn không có khả năng. Đừng nghĩ rằng viết hay cần có năng khiếu. Đừng lo lắng về ngữ pháp, câu cú. Đừng đếm từng câu trong đoạn văn hay phân vân lựa chọn quá nhiều câu chủ đề. Đơn giản là bắt đầu viết và đừng dừng lại cho đến khi viết xong.

Sau đó, bạn sẽ có thời gian để chỉnh sửa cũng như đọc lại cách viết và cấu trúc câu. Nếu bận tâm đến những điều này ngay từ đầu, bạn sẽ bị cản trở. Viết là việc đòi hỏi sự sáng tạo và bạn cần để cho tâm trí được thư giãn thì mới dồi dào ý tưởng.

3. Không dài dòng

Một bài viết hay phải đảm bảo đơn giản, rõ ràng và súc tích. Bạn không được điểm khi phải dùng tới 50 từ để diễn đạt một điều gì đó chỉ cần 20 từ, hoặc dùng từ đa âm tiết khi một từ đơn giản là đủ. Viết tốt tức là sử dụng từ ngữ chính xác, không phải chỉ viết cho đầy giấy. Tóm tắt ý tưởng và chi tiết vào một câu ngắn gọn có thể là ý hay, nhưng câu này chắc sẽ khó hiểu. Hãy bỏ bớt những cụm từ vô nghĩa để câu văn trở nên rõ ràng

4. Đọc nhiều thể loại khác nhau

Đọc cũng quan trọng như trải nghiệm. Càng đọc nhiều bao nhiêu thì bạn càng khám phá ra được bấy nhiêu, không chỉ là thể loại, nội dung mà còn là phong cách viết. Đừng sợ thử cái mới. Bạn nghĩ mình không thích thể loại viễn tưởng nhưng bạn đã thử bao giờ chưa? Bạn sẽ không bao giờ biết mình thích điều gì cũng như thứ gì có thể truyền cảm hứng cho bạn nếu không thử.

Thêm một cuốn truyện bạn đọc là thêm một lần trí tưởng tượng của bạn được bay xa và bạn càng có nhiều ý tưởng hơn cho câu chuyện của riêng mình.

5. Thận trọng khi dùng phép ẩn dụ, ví von

Mặc dù phép ẩn dụ hay ví von hay có thể làm câu văn thêm sống động, nhưng dùng không đúng cách sẽ phản tác dụng. Lạm dụng phép ẩn dụ và ví von cũng có thể khiến độc giả nghĩ rằng bạn không tự tin với những điều mình nói và phụ thuộc số liệu để giải thích ý tưởng của bản thân. Chúng cũng nhanh chóng trở nên sáo rỗng.

6. Rèn luyện mạch văn diễn đạt trôi chảy

Sự thật là càng viết nhiều, bạn sẽ càng viết siêu. Càng chơi chữ nhiều, cách bạn dùng từ sẽ càng vần điệu. Nhưng chẳng ai cho bạn cơ hội làm lại bài thi của mình đâu. Do đó bạn cần phải dành thời gian luyện tập, nhưng một bài văn rất dài, làm sao luyện viết nhiều lần được? Có thể bạn không đủ thời gian để tập viết một bài Văn thêm lần nữa, nhưng bạn luôn có đủ thời gian để viết phần Mở bài và Kết bài vài lần. Nếu sắp thi, hãy lấy tất cả các đề thi năm trước, luyện viết phần mở bài kết bài. Nếu rảnh rỗi, hãy lấy tất cả các bài kiểm tra văn của bạn trước đây, viết lại phần mở bài kết bài. Trước khi viết, bạn có thể tham khảo bài điểm cao của bạn bè để học hỏi. Điều thú vị là nhiều nhà văn cũng sáng tác bằng cách viết chương đầu và chương cuối cho thật hay, tạo áp lực cho phần thân cũng phải hay tương xứng. Hãy áp dụng chiến thuật đầu xuôi đuôi lọt để học giỏi văn nhé! Điều quan trọng ở đây là sự chuẩn bị tốt. Môn Văn, hay bất cứ môn nào cũng thế, phòng thi là nơi thể hiện kỹ năng đã hoàn thiện sau bao tháng ngày rèn luyện, nhưng nhiều người lại cứ biến nó thành nơi… luyện tập, để rồi tự hỏi không hiểu sao điểm mình lại thấp. Nếu bạn viết mở bài, kết bài thường xuyên, bạn sẽ thấy vào phòng thi mình có thể bắt tay vào viết ngay mà không cần nghĩ suy. Để xử lý việc lời văn lủng củng rườm rà hãy dùng kỹ thuật  “Ngắn dài ngược xuôi”. Ví dụ cùng một ý “Hôm qua mẹ em đi ra chợ”, bạn hãy viết ra ba câu: 1 câu ngắn hơn nhưng vẫn đủ ý “Hôm qua mẹ đi chợ” 1 câu dài hơn “Hôm qua trời đẹp mẹ em xách giỏ đi ra chợ huyện”; 1 câu ngược lại, “Hôm qua chợ đông, mẹ em đi ra mua đồ”. Khi bạn có thể viết ngắn dài ngược xuôi một cách thành thục, bạn sẽ diễn đạt được ý mình muốn với tùy lượng từ mình muốn.

XEM THÊM

Dàn ý: Kể lại kỷ niệm ngày khai trường đáng nhớ của em

Đề bài: Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào lớp Một để lại dấu ấn sâu...

Tìm hiểu văn bản: Ra-ma buộc tội

I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời a) Sử thi Ra-ma-ya-na - Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III TCN được viết bằng văn vần, tiếng...

Tìm hiểu chi tiết văn bản: Chí Phèo – Nam Cao

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nam Cao (1917 – 1951) tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân...

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
74SubscribersSubscribe
- Advertisement -

NỔI BẬT

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều

Dàn ý chi tiết A. Mở bài Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là...

Tìm hiểu văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ...

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí – Chính Hữu

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí - Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham...

Dàn ý chi tiết: Nghị luận về lòng nhân ái của con người

a) Mở bài - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con...

Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Quê ở huyện Trường Tân , nay là huyện Thanh...
- Advertisement -
error: Content is protected !!