Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Văn bản Mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế.
I. Tìm hiểu chung
- Tác giả
+ Et- môn-đô-đơ A-mi-xi (1846 – 1908). Là nhà văn Ý
+ A-mi-xi thường viết về đề tài thiếu nhi và nhà trường, về những tấm lòng nhân hậu.
- Tác phẩm
a. Xuất xứ:
+ Là văn bản nhật dụng viết về người mẹ.
+ In trong tập truyện : Những tấm lòng cao cả
b. Bố cục: 3 phần:
+ Từ đầu … có thể mất con: Tình yêu thương của người mẹ đối với En-ri-cô
+ Tiếp theo … tình yêu thương đó: Thái độ của người cha
+ Còn lại: Lời nhắn nhủ của người cha.
I. Tìm hiểu văn bản
- Tình yêu thương của người mẹ đối với En-ri-cô
+ Thức suốt đêm trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì lo sợ…
+ Khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con.
+ Bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn
=> Đó là tấm lòng cao cả và đẹp đẽ. Âm thầm, lặng lẽ hy sinh vì con. Người mẹ của En ri cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, sẵn sàng hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái.
- Thái độ của người cha
– Nghiêm khắc, buồn bã, đau lòng trước sự thiếu lễ độ của đứa con hư.
– Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô:
+ Sự hỗ láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
+ “Bố không thể nén được cơn tức giận”.
+ “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?”.
+ “Thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bộ bạc với mẹ”.
+ “Trong một thời gian con đừng hôn bố”.
– Yêu cầu con phải sửa lỗi lầm:
+ Không bao giờ thốt ra một lời nói nặng với mẹ.
+ Phải xin lỗi mẹ.
+ Hãy cầu xin mẹ hôn.
– Người bố không vạch ra lỗi lầm của E-ri-cô một cách trực tiếp mà tế nhị viết thư cho cậu bé. => Dạy cho cậu bé bài học ứng xử trong cuộc sống.
=> Có lỗi thì cần phải nhận lỗi, xin lỗi và không phạm lại lỗi lầm. Lời khuyên nhủ chân thành mà sâu sắc.
- Nỗi lòng của En-ri-cô
– En-ri-cô xúc động xúc động khi đọc lá thư của bố, vì:
+ Bố gợi lại những kỷ niệm giữa mẹ và em.
+ Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố
+ Những lời nói chân thành, sâu sắc của bố.
=> Là đứa con hiếu thảo, thành thật nhận lỗi, yêu và rất tin vào sự chăm sóc, dạy dỗ của bố.
II. Tổng kết
- Nội dung
– Khẳng định vai trò quan trọng của người mẹ trong gia đình
– Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người
- Nghệ thuật
– Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hy sinh, hết lòng vì con.
– Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.