Từ là gì? Từ thuần Việt – Từ mượn

* Từ là gì?

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.

* Phân loại:

Xét theo nguồn gốc:

1. Từ thuần Việt

Từ thuần Việt là những từ do nhân dân sáng tạo ra và tồn tại lâu lời trong cộng đồng người Việt.

Ví dụ

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.”

2. Từ mượn

a. Từ mượn là gì?

– Từ mượn là những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,… mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.

– Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.

b. Phân loại

b.1  Từ Hán – Việt

* Từ Hán – Việt là những từ gốc Hán được biến đổi theo quy luật biến âm Tiếng Việt.

* Chức năng

– Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.

– Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.

– Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

* Ví dụ:

Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

* Lưu ý

– Khí nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán – Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

b.2 Từ vựng gốc Ấn – Âu

* Từ vựng gốc Ấn – Âu là những từ có nguồn gốc Ấn – Âu, được tiếp nhận để diễn đạt những khái niệm thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, quân sự, y tế,…

* Chức năng

– Bổ sung những từ ngữ còn thiếu mà chủ yếu là những từ thuộc lĩnh vực khoa học – quân sự.

– Bổ sung một lớp từ có nghĩa chính xác hơn từ thuần Việt hoặc Hán – Việt.

* Ví dụ:

“Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.

Làm chủ kiến thức ngữ văn 9 – Luyện thi vào 10 (Phần II)

Tác giả: Phạm Trung Tình

XEM THÊM

Dàn ý: Kể lại kỷ niệm ngày khai trường đáng nhớ của em

Đề bài: Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào lớp Một để lại dấu ấn sâu...

Tìm hiểu văn bản: Ra-ma buộc tội

I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời a) Sử thi Ra-ma-ya-na - Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III TCN được viết bằng văn vần, tiếng...

Tìm hiểu chi tiết văn bản: Chí Phèo – Nam Cao

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nam Cao (1917 – 1951) tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân...

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
74SubscribersSubscribe
- Advertisement -

NỔI BẬT

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều

Dàn ý chi tiết A. Mở bài Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là...

Tìm hiểu văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ...

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí – Chính Hữu

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí - Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham...

Dàn ý chi tiết: Nghị luận về lòng nhân ái của con người

a) Mở bài - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con...

Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Quê ở huyện Trường Tân , nay là huyện Thanh...
- Advertisement -
error: Content is protected !!