Tìm hiểu chi tiết văn bản: Sau phút chia li – Đặng Trần Côn

Trong cuộc đời con người khi phải chia tay tiễn biệt người thân, ai mà chẳng buồn rầu. Trong các cuộc chia tay đưa tiễn, có lẽ cuộc tiễn đưa người thân ra trận để lại trong lòng người nhiều nỗi buồn lo nhất. Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc đã ghi lại cuộc chia tay như thế.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả và dịch giả

a. Tác giả: Đặng Trần Côn (?-?)

– Quê làng Nhân Mục, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.

– Đỗ Hương cống, làm chức quan Huấn Đạo, Tri huyện, cuối đời làm chức Ngự sử

– Tác phẩm: Chinh phục ngâm.

b. Dịch giả: Đoàn Thị Điểm (1705-17448)

– Hiệu là Hồng Hà, quê huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

– Là người phụ nữ nhan sắc, tài hoa nhưng tính cách lại không theo khuôn phép XHPK như bà từng dạy học.

– Tác phẩm: Truyền kỳ tân phả (Chữ Hán).

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác:

Năm 1741 – 1742, xảy ra cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn. Cuộc nội chiến xảy ra làm cho nhân dân lâm vào cảnh điêu đứng. Chinh phụ ngân khúc ra đời để tố cáo chiến tranh, nói lên lòng khát khao được sống hạnh phúc của người vợ có chồng ra chiến trường.

b. Vị trí đoạn trích: Nằm từ câu 51 đến 64 của tác phẩm.

c. Thể loại:

– Ngâm khúc: là thể loại thơ ca do người Việt Nam sáng tác.

– Ngâm khúc được sáng tác theo thể song thất lục bát: 2 câu 7 chữ, 1 câu 6 chữ, 1 câu 8 chữ.

d. Bố cục: 3 phần:

– Phần 1: 4 câu đầu: Nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia ly phũ phàng.

– Phần 2: 4 câu tiếp theo: Nỗi xót xa cách trở núi sông.

– Phần 3: 4 câu cuối: Nỗi sầu thương trước bao cảnh vật

II. Tìm hiểu văn bản

1. 4 câu đầu:

– 2 câu đầu là cảnh chia ly giữa 2 vợ chồng.

– Sử dụng hình ảnh đối lập: Chàng thì đi >< thiếp thì về; Cõi xa mưa gió >< buồng cũ chiếu chăn.

+ “Cõi xa mưa gió” ngầm chỉ ra nơi chiến trường nguy hiểm.

+ “Buồng cũ chiếu chăn” ngầm chỉ tổ ấm trước kia của hai vợ chồng.

=> Tiễn người chồng ra đi nơi chiến trường khốc liệt, người vợ trở về tổ ấm cũ trong sự lẻ loi đơn chiếc. Lúc này, người vợ trẻ mới thấm thía sự cô đơn.

– Hình ảnh mây biếc, núi xanh tượng trưng cho sự xa cách. Làm cho ta liên tưởng đến hình ảnh người vợ ngoái trông theo hình bóng của chồng chỉ thấy mây biếc núi xanh.

=> Nỗi buồn như phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn.

– Động từ “Tuôn” đi kèm “mây biếc”, “trải” đi kèm với “núi xanh” gợi nét mênh mang vần vũ của thiên nhiên để nhấn mạnh nỗi buồn chia ly thêm da diết, rộng lớn tưởng đến không cùng.

=> Nỗi buồn chia ly tăng dần, trở thành nỗi sầu muộn dâng lên tràn ngập cả cõi lòng người đi kẻ ở.

2. 4 câu tiếp:

– Sử dụng những địa danh ở Trung Quốc: Hàm Dương, Tiêu Dương, tượng trựng cho 2 vị trí xa cách của đôi vợ chồng.

– Sử dụng những hình ảnh tương phản, đối lập: chàng ngảnh >< thiếp trông.

+ Ngảnh: nghĩa là ngoảnh lại, không ngỡ dứt.

+ Trông: nghĩa là cố dõi theo.

=> Thể hiện sự lưu luyến, bịn rịn không nỡ chia ly. Qua đó lên án chiến tranh phong kiến, làm cho bao gia đình, vợ chồng muốn sống mãi bên nhau hạnh phúc mà phải chia xa.

– Bằng những hình ảnh tương phản phối hợp với các điệp từ và đảo vị trí của 2 địa danh tác giả muốn chia đều cảm xúc của hai người nhấn mạnh nỗi sầu xa cách.

=> Qua 4 câu thơ, ta thấy tình cảm nhớ nhung cứ tăng dần, tăng dần. Điều đó cho thấy sự chia ly ở đây là sự chia ly về cuộc sống và thể xác còn trong tình cảm tâm hồn hai vợ chồng ấy vẫn gắn bó thiết tha. Họ vẫn hướng về nhau thì không gian và thời gian càng đẩy họ xa nhau. Do đó, lời thơ không chỉ biểu hiện nỗi sầu chia ly mà còn nhấn mạnh sự oái oăm, nghịch chướng: gắn bó mà phải chia xa, càng dõi nhìn nhau càng không thấy nhau.

3. 4 câu cuối:

– Sử dụng nghệ thuật đối lập: trông lại >< chẳng thấy; chàng >< thiếp

– Sử dụng điệp từ, điệp ngữ: cùng, thấy, ngàn dâu, ai.

– Tính từ chỉ mức độ: xanh xan, xanh ngắt.

– Động từ trạng thái “sầu” đi cùng với câu hỏi từ từ

=> Nỗi buồn li biệt đã trở thành một khối sầu thương, nặng trĩu trong tâm hồn người chinh phụ.

– Nếu như 11 câu thơ trên mượn để biểu hiện tâm tư tình cảm thì đến câu 12, người chinh phụ đã cất một lời kêu: “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”.

=> Như vậy tác giả không tả cảnh ngụ tình nữa mà nhà thơ trực tiếp nói lên tiếng lòng của nhân vật và tiếng thương cảm của chính mình. Từ “sầu” trong câu thơ cuối như đúc kết lại tình cảm những cung bậc tình cảm của 11 câu trên.

=> 4 câu thơ cuối ta thấy địa điểm vị trí ở những câu thơ trước bị xóa mờ. Chỉ còn lại những ngàn dâu nối nhau xanh xanh mênh mông khắp trời. Nỗi buồn biệt ly đã trở thành một khối sầu thương trong lòng người vợ trẻ.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Đoạn ngâm khúc Sau phút chia li cho ta thấy nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện được niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

2. Nghệ thuật

– Sử dụng phép đối lập tài tình.

– Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng.

XEM THÊM

Dàn ý: Kể lại kỷ niệm ngày khai trường đáng nhớ của em

Đề bài: Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào lớp Một để lại dấu ấn sâu...

Tìm hiểu văn bản: Ra-ma buộc tội

I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời a) Sử thi Ra-ma-ya-na - Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III TCN được viết bằng văn vần, tiếng...

Tìm hiểu chi tiết văn bản: Chí Phèo – Nam Cao

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nam Cao (1917 – 1951) tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân...

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
74SubscribersSubscribe
- Advertisement -

NỔI BẬT

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều

Dàn ý chi tiết A. Mở bài Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là...

Tìm hiểu văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ...

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí – Chính Hữu

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí - Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham...

Dàn ý chi tiết: Nghị luận về lòng nhân ái của con người

a) Mở bài - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con...

Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Quê ở huyện Trường Tân , nay là huyện Thanh...
- Advertisement -
error: Content is protected !!