Mùa thu năm 1942, từ Cao Bằng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ từ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Đến huyện Túc Vinh (Quảng Tây), Người bị nhà cầm quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ, rồi bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày ải cực khổ hơn 1 năm trời, từ 29/8/1942 đến 10/9/1943. Trong thời gian đó, để ngâm ngợi cho khuây, vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do, Bác Hồ viết tập nhật ký bằng thơ chữ Hán: Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù), gồm 33 bài. Ngoài bìa tập thơ, Bác vẽ 2 nắm tay bị xiềng đang giơ cao cùng 4 câu đề từ:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn lên sự nghiệp lớn
Tinh thần phải càng cao”
Tập thơ cho thấy một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường, tài thơ xuất sắc của Hồ Chí Minh. Nhật ký tỏng tù là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc. Và hôm nay, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu một bài thơ nhỏ trong tập thơ bất hủ của người để được thấy rõ hơn chất thép và chất tình của một hồn thơ vĩ đại: Hồ Chí Minh
Những nội dung chính:
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Viết từ ngày 29/08/1942 đến ngày 10/09/1943, trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Quảng Tây, Trung Quốc.
– Người bị chuyển qua 13 huyện với 18 nhà lao ở tỉnh Quảng Tây, phải chịu mọi sự hà khắc của chế độ nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch.
2. Vài nét về tập thơ “Nhật ký trong tù”
– Được viết bằng chữ Hán, gồm 133 bài, là tập nhật ký bằng thơ độc đáo viết trong tù ngục.
– Là tập thơ bằng chữ Hán cuối cùng trong lịch sử văn học Việt Nam.
– Tác phẩm đó được xuất bản nhiều lần, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.
3. Thể thơ
– Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
– Có bốn câu, mỗi câu bảy chữ.
– Tiếng cuối của các câu 1,2,4 hiệp vần với nhau.
4. Bố cục
Khai – thừa – chuyển – kết
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh ngắm trăng của người tù
– Hoàn cảnh ngắm trăng rất đặc biệt: trong tù ngục
– Vọng nguyệt là đề tài phồ biến trong thơ cổ.
+ Thi nhân xưa: gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng, có thế mới thú vị và mĩ mãn trong hoàn cảnh thảnh thơi, thư thái.
+ Song hoàn cảnh của Bác lúc này đang là một tù nhân bị đọa đày, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Trước đêm trăng quá đẹp, Bác – bậc tao nhân mặc khách bỗng cảm thấy khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc vì không có rượu hoa.
– Cụm từ “khó hững hờ” như lời giãi bày tâm sự, bộc lộ cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của tâm hồn Bác trước cảnh đẹp của đêm trăng.
– Trong lúc hoàn cảnh tù ngục khắc nghiệt, tâm hồn Bác vẫn tự do, ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp.
2. Sự giao hòa giữa hai người tù thi sĩ và vầng trăng
– Người và trăng chủ động tìm đến nhau, bất chấp sự cản trở của song sắt nhà tù.
– Nghệ thuật nhân hóa: “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” => vầng trăng trở nên sống động hơn.
– Nghệ thuật đối: Nhân hướng … nguyệt, Nguyệt tòng… thi gia => trăng và Người trở thành đôi bạn tri âm, tri kỷ luôn song hành, chia sẻ cùng với nhau.
=> Qua bài thơ, chúng ta thấy tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc mạnh mẽ của Bác; Sức mạnh tư tưởng lớn lao của người chiến sĩ vĩ đại; tư tưởng thép: tư tưởng tự do, phong thái ung dung, vượt hắn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ Ngắm trăng đã thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác trong cảnh tù đày.
2. Nghệ thuật
– Sự kết hợp cổ điện và hiện đại:
+ Cổ điển: Đề tài, thể thơ, thi liệu, cách thức biểu đạt…
+ Hiện đại: Tư thế của thi nhân, chất chiến đấu của thời đại mới, hồn thơ luôn vận động…