Tìm hiểu chi tiết văn bản: Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

Trong chương trình ngữ văn lớp 7, chúng ta đã được tìm hiểu văn bản được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, đó là văn bản “Sông núi nước Nam”. Trong lịch sử văn học dân tộc, có rất nhiều áng văn thơ bất hủ như thế. Chẳng hạn như “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấ”, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, và sau này nữa là “Tuyên ngôn độc lập” củ Hồ Chí Minh. Trong số đó, “Hịch tướng sĩ” được coi là bản anh hùng ca của thời đại, là lời hiệu triệu non sông khi nước nhà lâm nguy. Hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu tác phẩm này.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

– Trần Hưng Đạo (1231 ? – 1300), tước Hưng Đạo Vương, quê ở Nam Định.

– Ông là vị anh hùng dân tộc văn võ song toàn. Với tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã chiến thắng lẫy lừng với 3 lần chiến thắng quân Mông – Nguyên.

– Ông là nhà lý luận quân sự đại tài với các tác phẩm: “Vạn kiếp tông bí truyền thư”; “Binh thư yếu lược”; “Hịch Tướng Sĩ”…

2. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sáng tác:

Sau chiến thắng 1258 đến thời điểm kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2 (1285) là gần 30 năm. Đa số các tướng lĩnh ngủ quên trên chiến thắng. Một số thì mải mê hưởng lạc, một số sợ uy của giặc nên dao động, muốn cầu hòa. Hịch tướng sĩ ra đời để khích lệ tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược” và đánh tan tư tưởng thờ ơ, thái độ cầu an, hưởng lạc của họ.

b. Thể loại: Hịch

– Hịch là thể văn nghị luận cổ xưa dùng để tập hợp lực lượng, lên án kẻ thù, kêu gọi hành động, răn dạy, vỗ về quân sĩ, dân chúng.

* Bố cục chung của 1 bài hịch: 4 phần:

– Phần mở đầu: Có tính chất nêu vấn đề.

– Phần thứ hai: Nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây dựng lòng tin tưởng.

– Phần thứ ba: Nhận định tình hình, phân tích phải trái để gây lòng căm thù giặc.

– Phần kết thúc: Nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.

* Sự khác nhau giữa hịch và chiếu:

– Giống nhau:

+ Thuộc thể văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, có thể viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu.

+ Đều dùng để ban bố công khai do vua, tướng lĩnh biên soạn.

– Khác nhau:

+ Chiếu: Dùng để ban bố mệnh lệnh.

+ Hịch: Dùng để cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi, động viên, khích lệ tinh thần quân sĩ chống kẻ thù cũng có khi khuyên nhủ, răn dậy thần dân và người dưới quyền.

c. Bố cục: 4 phần

– Phần 1: Tư đầu … còn lưu tiếng tốt: Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách.

– Phần 2: Tiếp… cũng vui lòng: Nhận định tình hình đất nước và nỗi lòng của tác giả.

– Phần 3: Tiếp … phỏng có được không?: Lời phân tích phải trái cùng các tướng sĩ.

– Phần 4: Phần còn lại: Những nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Nêu gương những trung thần nghĩa khí trong sử sách

– Mở đầu bài Hịch, với một giọng điệu trò chuyện, tác giả đã nêu lên một loạt các tấm gương “trung thần nghĩa sĩ” đã dũng cảm xả thân vì nước, vì chủ trong lịch sử phương Bắc từ quá khứ xa xưa (Hán, Đường) cho tới “mới đây” (Tống, Nguyên) mà ai cũng biết.

+ Xưa: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh…

+ Nay: Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang…

– Họ thuộc nhiều tầng lớp, địa vị xã hội:

+ Có người là tướng lĩnh: Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư…

+ Có người làm quan nhỏ coi giữ ao cá như: thân Khoái.

– Cách nêu gương như vậy, một mặt làm tăng thêm tính thuyết phục về một chân lí phổ biến trong xã hội ở mọi thời: đời nào cũng có những anh hùng nghĩa sĩ tiết liệt sẵn sàng bỏ thân để vì nước; đồng thời tác động tới nhận thức của các tướng sĩ: khơi dậy ý thức trung thành; khéo léo nhắc nhở về bổn phận, trách nhiệm của bậc nam nhi sinh ra trong thời chiến.

– Theo quan niệm của người Trung Đại: thứ nhất lập đức; thứ nhì lập công; thứ ba lập ngôn. Vì vậy lập công danh để lại cho đời trở thành lẽ sống lớn của đấng nam nhi thời ấy. Họ cho rằng trung quân ái quốc, hy sinh cho vua chúa, chủ soái của mình là hy sinh cho đất nước.

2. Nhận định tình hình đất nước và nỗi lòng của tác giả

a. Tội ác của giặc:

– Về hành động:

+ Đi lại nghênh ngang => hành động bạo ngược, coi kinh thành Đại Việt là quận huyện của chúng.

– Về chính trị:

+ Uốn lưỡi cú diều, sỉ mắng triều đình => Cậy thế nước lớn để sỉ mắng vua tôi nhà Trần, xúc phạm quốc thể.

+ Đem thân dê chó, bắt nạt tể phụ => một tên sứ giặc bình thường mà dám xúc phạm đến tể phụ – vị quan lớn nhất trong triều đình, đại diện cho một quốc gia, dân tộc.

– Về kinh tế:

+ Đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng; thu bạc vàng để vét của kho có hạn.

– Dưới ngòi bút của tác giả, ông đã thú vật hóa chân dung và bản chất của bọn giặc, khiến bọn chúng hiện lên vừa đớn hèn nhu nhược, vừa tham lam ích kỉ, vừa mọi rợ, tàn ác đến mất hết tính người.

– Lời văn tràn đầy niềm phẫn uất, căm tức đến tuyệt đỉnh, bộc lộ tâm thế nhất quyết không đội trời chung với giặc và ẩn sau đó là khí thế chiến đấu, tinh thần yêu nước mãnh liệt, quật cường của vị chủ tướng thống lĩnh đại quân.

–  Giọng điệu xót xa, đau đớn, căm phẫn ông đã tái hiện những sự việc đang diễn ra ở đất nước ta dưới vó ngựa xâm lăng của quân Nguyên Mông, khiến cho bất cứ những người dân yêu nước nào cũng phải ngậm ngùi, đau xót.

=> Trần Quốc Tuấn muốn truyền tới các tướng sĩ lòng căm thù giặc, nỗi oán hận khi quốc thể bị lăng nhục để từ đó thổi bùng lên ngọn lửa căm thù ở tướng sĩ.

b. Nỗi lòng của tác giả:

– Tấm lòng yêu nước nồng nàn của Trần Quốc Tuấn được thể hiện rõ nhất qua câu văn:

+ Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…

+ Muốn xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù…

+ Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

– Với lòng căm thù sôi sục, tác giả khao khát được trả thù và phải dùng những hình thức trừng phạt mạnh nhất, ghê gớm nhất: xả thịt; lột da; nuốt gan; uống máu đối với kẻ thù thì mới hả lòng căm giận.

– Giọng điệu dồn dập, gấp gáp đã thể hiện được lòng căm thù giặc, khí thế anh hùng dũng liệt và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của tác giả: Ông nguyện xả thân, không tiếc thân mình, sống chết vì đất nước.

– Ta đọc ở đây một trách nhiệm công dân cao độ, một ý chí khát vọng lập công mạnh mẽ của một bậc trượng phu có lý tưởng sống và chiến đấu cao đẹp, thiêng liêng: quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.

=> Trần Quốc Tuấn là một người yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.

c. Mối ân tình

– Tiếp đến tác giả khơi dậy mối ân tình của mình đối với các tướng sĩ. Có thể nói, đối với các tướng sĩ dưới trướng của ngài, Trần Quốc Tuấn hiện lên như một người cha lớn hết lòng quan tâm, yêu thương, chở che, đùm bọc:

+ Không có mặc – cho mặc.

+ Không có ăn – cho ăn.

+ Quan nhỏ – thăng chức.

+ Lương ít – cấp bổng.

+ Đi thủy – cho thuyền.

+ Đi bộ – cho ngựa.

+ Trận mạc – cùng sống chết.

+ Nhàn hạ – cùng vui cười.

=> Chủ tướng quan tâm đến mọi mặt của tì tướng. Ông đáp ứng kịp thời, đầy đủ, cùng nhường cơm xẻ áo, chia ngọt xẻ bùi, cùng đồng cam, cộng khổ sông pha trận mạc vào sinh ra tử.

=> Đây là cách khéo léo của Trần Quốc Tuân, khi ông lấy chữ “Tình” ra để mà thức tỉnh quân sĩ, từ đó nhắc nhở họ có ý thức, trách nhiệm đối với chủ tướng, vua tôi.

3. Lời phân tích phải trái cùng các tướng sĩ

– Sau khi nói về “đạo thần chủ”, tác giả chuyển sang phê phán, trách móc thái độ và hành động thờ ơ, vô trách nhiệm của các tướng sĩ trước tình hình nguy nan của đất nước, của chủ mình. 

– Ông đã phân tích, chỉ ra rất nhiều những sự hưởng thụ cá nhân ích kỉ, chỉ biết trốn tránh trách nhiệm đối với đất nước của các tướng sĩ:

+ Nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm.

+ Lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng, quyến luyến vợ con…

– Tác giả chỉ ra hai viễn cảnh trái ngược nhau:

+ Thứ nhất, nếu các tướng sĩ cứ có thái độ và hành động bàng quang, vô trách nhiệm với vận mệnh của đất nước thì: mất đi tài sản đất đai, gia đình vợ con tan tác chia lìa, xã tắc tổ tông bị giày xéo; tính mạng không những không giữ được mà thanh danh còn ô uế đến muôn đời.

+ Nếu các tướng sĩ chăm chỉ huấn luyện, “tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ” thì chẳng những đền được nợ nước thù nhà mà còn đem lại lợi ích cho bách gia trăm họ, cho bản thân, gia đình đến muôn đời (Thái ấp ta mãi vững bền; mà bộc lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão… tên họ các ngươi cũng được sử sách lưu thơm).

– Nghệ thuật tương phản đã cho thấy hai viễn cảnh đối ngược nhau, Trần Quốc Tuấn đã để cho các tướng sĩ tự chiêm nghiệm, suy ngẫm về sự mất – được, hại – lợi, sáng – tối mà tự chọn cho mình một đường đi đúng đắn.

– Điệp từ điệp ý tăng tiến và sử dụng những từ mang tính phủ định “không còn, cũng mất, bị tan, cũng khốn” khi nêu viễn cảnh đầu hàng, thất bại.

– Khi nêu viễn cảnh chiến thắng tác giả dùng những từ mang tính chất khẳng định “Mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ, sử sách lưu thơm.”

=> Chủ tướng khuyên tướng sĩ nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực luyện tập quân sĩ, trao đổi binh thư, sẵn sàng chiến đấu, chiến thắng quân xâm lược.

4. Nêu chủ trương cụ thể và nhiệm vụ đấu tranh

– Kết thúc bài Hịch, tác giả nêu lên một tư tưởng giáo dục, một nhận thức đúng đắn sâu sắc, cụ thể, đó là “đạo thần chủ”.

+ Yêu nước, trung thành với chủ phải được thể hiện bằng hành động, chăm chỉ tập luyện binh pháp và rèn luyện binh thư.

+ Còn nếu lười biếng, trốn tránh tập luyện, trái lời dạy bảo thì coi như nghịch thù.

=> Đây không chỉ là lời tuyên chiến mạnh mẽ với giặc mà còn là lời tuyên chiến, bác bỏ với mọi tư tưởng đầu hàng, thỏa hiệp đình chiến. Thể hiện lòng quyết tâm gang thép, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, cháy bỏng không gì thay đổi được ở vị tướng tài ba Trần Quốc Tuấn.

– Câu kết lặp lại giống đoạn trên chỉ thêm vào từ “khôn” trở thành lời khẳng định vừa đanh thép, vừa xoáy sâu vào tâm trí người nghe như lời kết luận hiển nhiên không thể khác.

– Câu kết: “Ta viết bài kịch này để các ngươi biết bụng ta” có giọng tâm tình như lời tâm sự bày tỏa tấm lòng của vị chủ tướng hết lòng vì non sông xã tắc, hết lòng yêu thương tì tướng. Câu văn làm cho văn nghị luận mang tính biểu cảm và tăng tính thuyết phục.

III. Tổng kết

1. Nội dung:

– Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

– Nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ mất nước bị xâm lược.

2. Nghệ thuật:

– Bài hịch kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận với yếu tố văn chuông, giữa tư duy logic và tư duy hình tượng.

– Dẫn chứng chính xác: phép so sánh, điệp từ, liệt kê tạo  nên giọng văn hùng hồn, dồn dập.

XEM THÊM

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
75SubscribersSubscribe
- Advertisement -spot_img

NỔI BẬT

- Advertisement -spot_img
đăng ký w88, w88, nhà cái uy tín, đăng ký 8xbet, w88 chuẩn nhất, trang cá độ bóng đá, fb88, 8xbet, link vào fun88, lô đề trên mạng, đánh đề trên mạng, link vào fb88, link vào 8xbet, trang cá cược bóng đá uy tín, nhà cái ok vip, cá cược qua mạng, trang cá độ bóng đá uy tín, trang chủ w88, nhà cái uy tín nhất, link vào w88, đăng nhập 8xbet, đăng ký fun88, m88
error: Content is protected !!