Tìm hiểu chi tiết văn bản: Chiều tối – Hồ Chí Minh

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, nhân dân.

– Không chỉ vậy, Hồ Chí Minh còn để lại một di sản văn học đồ sộ bao gồm văn chính luận, truyện, kí và thơ. Đặc biệt, thơ Người có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất trữ tình và chất thép, giữa sự trong sáng, giản dị và hàm súc, sâu sắc.

– Tác phẩm chính: Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Vi hành (1923), Nhật ký trong tù ( 1942 – 1943),…

2. Hoàn cảnh sáng tác

– Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ của thế giới và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong tù, Người sáng tác tập thơ Nhật ký trong tù (gồm 134 bài thơ chữ Hán).

– Chiều tối (bài 31) ra đời trong một buổi chiều mùa Thu năm 1942 trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

3. Chủ đề

Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên và đời sống vào lúc chiều tối. Từ đó, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, cuộc đời, yêu nhân dân và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

II. Trọng tâm kiến thức

– Chiều tối (mộ) là thời khắc cuối cùng của một ngày. Với một tù nhân như Bác, sau một ngày đi đày, ắt hẳn rất mệt mỏi, chán chường. Nhưng Người lại mở lòng ra đón nhận thiên nhiên và cảm nhận cuộc sóng nơi miền sơn cước, phần nào cho thấy được vẻ đẹp tâm hồn Bác.

– Hai câu đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên vào lúc chiều tà:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

+  Hình ảnh cánh chim mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ điển phương Đông, biểu trưng cho buổi chiều tà. Chim bay về tổ gợi liên tưởng đến niềm mong ước sum họp của người tù xa xứ. Bác dùng từ “chim mỏi” chứ không phải “chim bay” cho thấy sự cảm nhận trạng thái bên trong cảu cảnh vật của nhà thơ. Dường như, nhà thơ cảm nhận được sự tương đồng về cảnh ngộ với cánh chim kia, cánh chim mỏi vì kiếm ăn cả ngày dài còn người tù thì mệt mỏi sau một ngày dài lê bước trên đường trường. Qua đó, ta thấy được cái nhìn cảm thông, tình yêu thương của Bác dành cho mọi sự sống trên đời.

+ Cùng với cánh chim, hình ảnh chòm mây lẻ loi, cô độc (cô vân) trôi lững lờ qua lưng trời cũng được người tù chú ý. Chòm mây bay mở ra không gian cao rộng, êm ả. Đồng thời phép nhân hóa còn gợi liên tưởng đến thân phận lênh đênh trôi dạt nơi đất khách quê người không biết bao giờ mới được tự do của Bác. Nhưng vào thời khắc cuối ngày, đáng lẽ mỏi mệt, chán nản, Bác lại hướng về thiên nhiên bằng cái nhìn trìu mến cho thấy tâm hồn ung dung, thư thái của người tù.

+ Với bút pháp chấm phá, gợi nhiều hơn tả của thi pháp cổ điển: chỉ dùng hai hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong đời sống để phác họa ra bức tranh thiên nhiên núi rừng lúc chiều tà yên ả, thanh bình. Đồng thời, hình ảnh ấy cũng gợi ra nhiều liên tưởng, gửi gắm nỗi nhớ quê hương, ước mong sum họp, tự do của Bác. Nhưng Người đã vượt lên gian khổ để cảm nhận thiên nhiên, qua đó, toát lên bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ, phong thái ung dung tự tại và tình yêu thiên nhiên sâu sắc trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt.

– Hai câu thơ cuối miêu tả bức tranh đời sống:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)

+ Nhà thơ sử dụng bút pháp tả thực khi chọn hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô để chuẩn bị cho bữa tối. Đây là hình ảnh đời thường, chân thực tạo nên bức tranh lao động khỏe khoắn, đầy sức sống.

+ Điệp ngữ vòng “ma bao túc” và “bao túc ma hoàn” gợi ra vòng quay nhịp nhàng, đều đặn của động tác xay ngô.

+ Hình ảnh kết thúc bài thơ “lò than rực hồng” gợi nhiều ý nghĩa. Nó báo hiệu sự vận động của thời gian từ chiều đến tối. Nhà thơ đã lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối. Chữ “hồng” là nhãn tự (thi nhãn – con mắt thơ) của cả bài thơ, đem đến sự ấm áp cho cảnh vật, niềm vui bình dị cho con người, xua tan nỗi mệt nhọc, cô đơn cho người tù xa xứ.

=> Ở đây, hình ảnh thơ có sự vận động biện chứng từ bóng tối đến ánh sáng, từ lạnh lẽo đến ấm áp, từ nỗi buồn đến niềm vui, từ tĩnh đến động. Bác đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt đói rét, đau đớn, mệt mỏi để đồng cảm với niềm vui đời thường của người lao động. Từ đó cho thấy cái nhìn lạc quan, yêu đời và tình yêu nhân dân của Bác.

III. Tổng kết

– Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất thép và chất chữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. Đó là sự hòa quyện giữa dũng khí kiên cường, bất khuất và tình cảm dạt dào với thiên nhiên, cuộc sống và con người.

– Và bài thơ còn ẩn chứa trong đó nỗi niềm ước mong được tự do, được sum họp của Người. Chúng ta thấy ở Bác vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của tinh thần quên mình, của một trái tim giàu lòng yêu thương luôn biết quan tâm đến những điều bình dị nhất.

XEM THÊM

Dàn ý: Kể lại kỷ niệm ngày khai trường đáng nhớ của em

Đề bài: Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào lớp Một để lại dấu ấn sâu...

Tìm hiểu văn bản: Ra-ma buộc tội

I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời a) Sử thi Ra-ma-ya-na - Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III TCN được viết bằng văn vần, tiếng...

Tìm hiểu chi tiết văn bản: Chí Phèo – Nam Cao

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nam Cao (1917 – 1951) tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân...

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
74SubscribersSubscribe
- Advertisement -

NỔI BẬT

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều

Dàn ý chi tiết A. Mở bài Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là...

Tìm hiểu văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ...

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí – Chính Hữu

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí - Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham...

Dàn ý chi tiết: Nghị luận về lòng nhân ái của con người

a) Mở bài - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con...

Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Quê ở huyện Trường Tân , nay là huyện Thanh...
- Advertisement -
error: Content is protected !!