Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái

Câu 1/ Trang 72/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Tìm đại ý và bố cục đoạn trích

Trả lời

Đại ý: Bài văn trích Hồi thứ mười bốn (Đánh Ngọc Hồi, quận Thanh bị thua trận – bỏ Thăng Long Chiêu Thống trốn ra ngoài) trong Hoàng Lê nhất thống chí. Sau khi Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu cầu viện, quận Thanh kéo sang xâm lược nước ta, đóng ở Thăng Long. Hay tin này, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, điều quân ra Bắc, đánh tan quân Thanh.

Bố cục:

– Phần một: Từ đầu đến “năm Mậu thân 1788”: Tin quân Thanh đã chiếm thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, thân chinh cầm quân dẹp giặc.

– Phần hai: Tiế theo đến “kéo vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn.

– Phần ba: Còn lại: Sự đại bại của quân Thanh và số phận thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Tham khảo bài giảng chi tiết: Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái

Câu 2/ Trang 72/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

Trả lời

Qua đoạn trích, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như sau:

Nhà lãnh đạo quyết đoán, mạnh mẽ và bản lĩnh phi thường:

+ Trong mọi tình huống, Nguyễn Huệ luôn hành động một cách mạnh mẽ, nhanh gọn và rất quyết đoán: Nghe tin giặc chiếm thành Thăng Long, không hề nao núng mà “định thân chinh cầm quân đi ngay”.

+ Chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được rất nhiều việc lớn.

Bậc minh vương có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén:

+ Vua Quang Trung đã tỏ ra được là một người sáng suốt, nhạy bén trong việc nhận định tình hình thế cuộc và tương quan lực lượng giữa ta và địch.

+ Một bậc minh quân sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng người và xét đoán bề tôi.

Bậc quân vương có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng:

+ Quang Trung tự tin vào tài cầm quân của mình, tin vào các tướng lĩnh và tin ở chính nghĩa của dân tộc. Bởi vậy, mới khởi binh, ông đã chắc thắng và dự kiến cả ngày chiến thắng.

+ Đang lo việc đánh giặc, Quang Trung đã tính sẵn cả kế hoạch sau chiến thắng.

Bậc kì tài về quân sự – có tài thao lược hơn người:

+ Vua Quang Trung thân chinh cầm quân, đốc suất quân sĩ, tổ chức chiến dịch làm nên cuộc hành quân thần tốc nổi tiếng trong lịch sử.

+ Hành quân xa liên tục và gấp gáp, lại là đi bộ hẳn sẽ mệt mỏi, rã rời, song quân đội của Quang Trung vẫn chỉnh tề. Mặc dù quân đội đó không phải toàn lính thiện chiến nhưng dưới sự chỉ huy tài tình của vua Quang Trung, tất cả đã trở thành quân đội dũng mãnh.

+ Ông dùng chiến thuật một cách linh hoạt, ít hao tổn binh lực.

Một vị anh hùng lẫm liệt trong chiến đấu:

+ Vua Quang Trung là một tổng chỉ huy thực sự của chiến dịch. Ông hoạch định đường lối chiến lược, chiến thuật, tự mình thống lĩnh một mũi tiên phong, xông pha nơi chiến trận,…

+ Dưới sự lãnh đạo của Quang Trung, nghĩa quân Tây Sơn đã chiến thắng áp đảo quân thù.

Nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng này là tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc. Các tác giả Ngô gia văn phái là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê, nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lừng lẫy của Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc. Bởi thế họ vẫn có thể viết thực và hay như vậy về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.

Câu 3/ Trang 72/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?

Trả lời

– Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả:

+ Tướng Tôn Sĩ Nghị: “sợ mất mật, ngựa không còn kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng Bắc mà chạy”; Sầm Nghi Đống thì thắt cổ tự tử.

+ Quân “đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy  nhau rơi xuống mà chết rất nhiều… đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”.

+ Cả một đội binh hùng tướng mạnh mấy chục vạn người diễu võ dương oai giờ đây chỉ còn biết tháo chạy “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.

+ Lê Chiêu Thống cũng vội vã cùng kẻ thân tín chạy bán sống, bán chết, “luôn mấy ngày không ăn, ai nấy đều mệt lử”, chỉ biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”.

– Nhận xét về lối văn trần thuật: kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây được ấn tượng mạnh.

Câu 4/ Trang 72/ SGK Ngữ văn 9 Tập 1

Ngòi bút tác giả miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó.

Trả lời

– Miêu tả hai cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống ngòi bút của tác giả có sự khác biệt:

+ Miêu tả sự đại bại của quân xâm lược nhà Thanh với âm điệu nhanh, mạnh, gấp gáp đã gợi sự đại bại liên tiếp và nhanh chóng của kẻ thù, đồng thời gợi tâm trạng hả hê, sung sướng của người cầm bút.

+ Miêu tả sự thảm bại của bọn vua tôi phản nước, hại dân Lê Chiêu Thống bằng một giọng văn chậm chạp, có khi chững lại khi miêu tả những giọt nước mắt để gợi thái độ ngậm ngùi của người cầm bút.

Tham khảo bài giảng chi tiết: Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái

XEM THÊM

Dàn ý: Kể lại kỷ niệm ngày khai trường đáng nhớ của em

Đề bài: Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào lớp Một để lại dấu ấn sâu...

Tìm hiểu văn bản: Ra-ma buộc tội

I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời a) Sử thi Ra-ma-ya-na - Hình thành: Khoảng thế kỷ IV-III TCN được viết bằng văn vần, tiếng...

Tìm hiểu chi tiết văn bản: Chí Phèo – Nam Cao

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nam Cao (1917 – 1951) tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân...

KẾT NỐI VỚI THẦY

9,904FansLike
204FollowersFollow
74SubscribersSubscribe
- Advertisement -

NỔI BẬT

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Truyện Kiều

Dàn ý chi tiết A. Mở bài Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là...

Tìm hiểu văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ...

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí – Chính Hữu

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí - Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham...

Dàn ý chi tiết: Nghị luận về lòng nhân ái của con người

a) Mở bài - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con...

Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ

I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm 1. Tác giả - Quê ở huyện Trường Tân , nay là huyện Thanh...
- Advertisement -
error: Content is protected !!