I. MỞ BÀI
– Dẫn dắt vấn đề, nêu khái quát về trò chơi điện tử ở giới trẻ trong xã hội hiện nay (nhất là học sinh, sinh viên,…).
– Suy nghĩ, nhận định của cá nhân em về vấn đề này (trò chơi điện tử chỉ có hại, chỉ có ích, tùy cách tiếp cận sử dụng mà có ích hay có hại,…)
II. THÂN BÀI
1. Khái niệm
– Trò chơi điện tử là một tiện ích của mảng ứng dụng công nghệ – thông tin nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cho con người. Trò chơi điện tử là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra sự tương tác giữa người chơi và nhân vật trong trò chơi.
– Trò chơi điện tử có thể chơi trên máy game, máy tính, smartphone,…
2. Phân tích những lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử
Nêu thực trạng về ảnh hưởng của trò chơi điện tử, game online đối với giới trẻ trong xã hội hiện nay (hai mặt tốt, xấu của trò chơi điện tử)
– Lợi ích trò chơi điện tử mang lại:
+ Là phương tiện giải trí thú vị giúp thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi sau học tập và công việc.
+ Phương tiện thuận lợi, dễ dàng để giao lưu, trò chuyện, kết bạn với nhiều người xung quanh.
– Tác hại tiêu cực của trò chơi điện tử:
+ Tiếp xúc với môi trường mới lạ của thế giới ảo khiến giới trẻ (học sinh, sinh viên,..) dễ “nghiện” trò chơi điện tử.
+ Có thể khiến kết quả học tập của học sinh ngày càng giảm sút (học sinh quá say mê với trò chơi dẫn đến trốn học, bỏ tiết, lơ đễnh trong giờ học,…)
+ Thường xuyên thức khuya, ngồi hàng giờ trước máy tính chơi game khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng (cận thị, đau đầu, bệnh huyết áp, suy nhược cơ thể,…)
+ Học sinh dễ bị lôi kéo, học thói xấu, sa vào tệ nạn xã hội (môi trường trò chơi đôi khi tạo ra nhiều mối quan hệ phức tạp, học sinh dễ tiếp xúc với các yếu tố kém lành mạnh, ý thức tự chủ ở giới trẻ còn kém,…)
+ Các bạn trẻ dễ mất kiểm soát về tiền bạc, thời gian (nhu cầu cạnh tranh, khẳng định bản thân trong trò chơi yêu cầu các em bỏ nhiều tiền vào game để nâng cấp trang bị, mua sắm, dành nhiều thời gian cày game để dạt thứ hạng cao,..)
3. Nguyên nhân phát triển mạnh mẽ của trò chơi điện tử
– Các trò chơi điện tử ngày phát triển đa dạng, phong phú, tính năng ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn: đồ họa đẹp, âm thanh sống động, môi trường giao lưu, kết bạn, trò chuyện năng động,… thu hút nhiều người chơi.
– Các sản phẩm điện tử (laptop, ipad, điện thoại thông minh) ngày càng phổ biến, các trò chơi điện tử ngày càng thuận lợi tiếp cận với người dùng mọi lứa tuổi.
– Nhiều cửa hàng trò chơi điện tử mọc lên quanh các trường học.
– Tâm lý lứa tuổi học sinh, sinh viên thích thể hiện bản thân trong thế giới ảo.
– Bản thân học sinh, sinh viên chưa có khả năng tự ý thức tốt trong việc phân chia quỹ thời gian vui chơi và học tập.
– Phụ huynh bận rộn công việc, ít dành thời gian quan tâm, quản lý con cái.
– Các cơ quan chưa có sự kiểm soát chặt chẽ trong việc phân quyền sử dụng, giới hạn lứa tuổi người chơi trò chơi điện tử.
4. Ý kiến của bản thân
– Trò chơi điện tử phục vụ nhu cầu giải trí của con người. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng trò chơi điện tử, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thì cần lên án và có biện pháp xử lí đúng đắn.
– Đề xuất các giải pháp
+ Tuyên truyền, phổ biến về những hậu quả mà trò chơi điện tử gây ra khi con người lạm dụng nó.
+ Người chơi cần biết sắp xếp và sử dụng quỹ thời gian hợp lí, không dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi tiêu khiển vô bổ.
+ Lựa chọn giải trí bằng những trò chơi có lợi cho sức khỏe như vận động thể dục thể thao.
+ Giữa gia đình, nhà trường cần có sự phối hợp trong việc định hướng cho học sinh tìm đến những trò chơi bổ ích và tránh xa trò chơi điện tử.
+ Hạn chế sự hoạt động của các quán internet, quán game, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
III. KẾT BÀI
– Khẳng định lại về vấn đề trò chơi điện tử và thực trạng nghiện game online (khái quát lại quan điểm, thái độ, nhận xét hoặc nhận xét của riêng em về ảnh hưởng của trò chơi điện tử trong các phần trên).
– Đưa ra ý kiến mở rộng, lời bình luận hoặc phương hướng giải quyết vấn đề theo ý của em (nếu có)